kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Ca Trù

Không gian địa lý: Ca trù được lưu truyền trong cộng đồng người Việt sinh sống tại vùng nông thôn và đô thị của 14 tỉnh, thành phố sau:   

Bắc Bộ: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian tổ chức:  Hát thờ dùng trong các nghi lễ thờ cúng Thành hoàng ở đình làng và trong những dịp lễ thờ tổ Ca trù.

Hát chơi đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và giải trí của quan lại, quý tộc, trí thức, văn nhân và các tầng lớp trung lưu trong xã hội.

Chúc hỗ vào những dịp vui trong cung vua, phủ chúa. Hát thi được tổ chức trong giới Ca trù để tôn vinh, công nhận, xếp hạng và thưởng thức tài nghệ của đào nương và kép đàn.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Cộng đồng người Việt ở một số làng, đô thị thuộc 14 tỉnh, thành phố ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và thành phố Hồ Chí Minh ở Nam Bộ.

Nhận diện di sản: Vào thế kỷ XV, Ca trù đã là một thể loại âm nhạc hoàn chỉnh. Ban đầu Ca trù được trình diễn ở cửa đình trong những dịp cúng tế Thành hoàng làng. Sau, được đưa vào trình diễn trong cung vua, phủ chúa, tư gia trong các ca quán. Ca trù được nhân dân ưa thích, song thường gây hứng thú đặc biệt đối với tầng lớp quý tộc, nho sỹ.

Ca trù là nghệ thuật hát thơ. Nhóm trình diễn Ca trù thường có một đào nương vừa hát vừa gõ phách, một kép đàn chơi đàn đáy, một quan viên đánh trống chầu. Âm sắc giọng hát mượt mà xen với tiếng phách giòn mảnh, tiếng đàn đáy trầm đục, tiếng trống chầu rành mạch đã tạo nên phức thể âm thanh với tiết tấu đa dạng. Trong một số diễn xướng Ca trù còn xuất hiện một vài điệu múa đan xen. Theo các nghệ nhân, Ca trù có 56 điệu hát, mỗi điệu gọi là một thể cách.

Ngày nay, những chức năng: hát thờ Thành hoàng, hát Chúc hỗ, hát thi không còn, nhưng chức năng hát chơi vẫn còn được những người yêu thích Ca trù tổ chức. Các nghệ nhân vẫn giữ được cách dạy Ca trù theo phương pháp truyền miệng, truyền nghề. Nếu trước đây họ chỉ truyền nghề cho con cháu trong dòng tộc, thì ngày nay họ đã tự nguyện truyền nghề cho tất cả những người ở các lứa tuổi khác nhau muốn học Ca trù.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Ca Trù

Biện pháp bảo tồn: Ca Trù

Biện pháp  bảo vệ:        

1. Kiểm kê và hệ thống hóa các tư liệu Ca trù

* Công việc cụ thể:

- Kiểm kê di sản Ca trù tại 14 tỉnh thành có Ca trù. Phân loại, hệ thống hóa các tư liệu, hiện vật liên quan đến Ca trù, tiến tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về Ca trù tại Viện Âm nhạc.

- Tổ chức ghi âm, ghi hình 30 thể cách hát và 8 thể cách múa trong Ca trù do 12 nghệ nhân lão thành ở 14 tỉnh thành phố trình diễn. Tiếp tục tổ chức điền dã, khảo sát Ca trù ở các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, Thừa Thiên- Huế, TP Hồ Chí Minh để tìm ra các nghệ nhân, các tài liệu Hán Nôm, các hiện vật liên quan tới Ca trù.

2. Nghiên cứu và xuất bản sách về Ca trù

* Nguồn kinh phí: Ngân sách của nhà nước và ngân sách sự nghiệp của Viện Âm nhạc.

* Đơn vị thực hiện:  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thành có Ca trù, Viện Âm nhạc

* Công việc cụ thể:

-  Nghiên cứu, xây dựng giáo trình đào tạo Ca trù, nhằm đưa nghệ thuật Ca trù vào giảng dạy trong các Học viện Âm  nhạc ở Việt Nam.

-  Nghiên cứu trật tự âm thanh trong âm nhạc Ca trù. 

- Dịch thuật 4000 trang các tài liệu Hán Nôm về Ca trù, và xuất bản cuốn sách “Tuyển tập các tư liệu Hán Nôm về Ca trù”.

-  Xuất bản cuốn sách “ Tuyển chọn các bài hát Ca trù”.

-  Xuất bản DVD “Ca trù - di sản văn hóa Việt Nam”

Tất cả các công việc trên đều nhằm mục đích phục vụ cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về những đặc trưng độc đáo của Ca trù, đồng thời góp phần xã hội hóa, truyền bá vốn di sản văn hóa này ra cộng đồng và thế giới.

3. Phục hồi và truyền dạy Ca trù

- Tổ chức 14 lớp truyền dạy Ca trù chuyên sâu tại 14 tỉnh thành phố có Ca trù để các nghệ nhân nhanh chóng trao truyền 30 thể cách hát và 8 thể cách múa trong Ca trù cho lớp trẻ. Dự kiến mỗi lớp học có 8 đào nương và 8 kép đàn. Các em phải học liên tục trong 3 năm, mỗi năm học 6 tháng  mới có thể thành thạo các thể cách hát múa. Kết thúc khóa học, các em sẽ là lớp người kế cận các nghệ nhân, là hạt nhân nòng cốt truyền dạy Ca trù tại cộng đồng sau này.

- Tổ chức 84 lớp học phổ cập về Ca trù tại 14 tỉnh thành phố. Mỗi năm tổ chức 2 lớp, mỗi lớp có 12 em học hát, múa và 12 em học đàn. Thời gian học kéo dài trong một tháng, nhằm mục đích tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp cận và làm quen với nghệ thuật Ca trù.

4. Tổ chức các liên hoan Ca trù

- Tổ chức 01 Liên hoan Ca trù, mỗi năm luân phiên tại một trong ba khu vực sau đây:

+ Khu vực 1: Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương.

+ Khu vực 2: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.

+ Khu vực 3: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

5. Phục hồi một số di tích liên quan tới Ca trù

Các di tích liên quan đến Ca trù cần được phục hồi là những nơi thờ Thánh tiên sư, thờ cụ Tổ của mỗi dòng họ hàng nghề Ca trù. Thuở xưa, hàng năm hoặc xuân thu nhị kỳ, những người hành nghề Ca trù thường tập trung về những địa điểm này để hành lễ tế Tổ. Đây là một lễ thiêng, nên được tổ chức rất trang trọng. Nay các di tích này hầu như đã bị hoang phế.

Trong thời gian 10 năm tập trung phục hồi 3 di tích là:

- Nhà thờ 12 xứ (còn gọi là nhà thờ Tổ Cô đầu) ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Cung điện của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, nơi có cung Hát Nhà trò (tức hát Ca trù) ở xã Văn Trinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

- Đền thờ bà đào nương Trình Thị (Trần Thị Lan) ở thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Thuở xưa nơi đây vào tháng 11 âm lịch hàng năm có tục hát Chầu cử.

6. Truyền bá và phổ cập nghệ thuật Ca trù trong các trường phổ thông và Đại học

- Xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa tìm hiểu, làm quen với nghệ thuật Ca trù; tổ chức 200 giờ nói chuyện về Ca trù tại các trường.

- Biên soạn, in ấn các tài liệu giới thiệu về Ca trù phù hợp với các cấp học từ trung học cơ sở đến đại học.

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Ca Trù

DANH SÁCH NGHỆ NHÂN CA TRÙ

 

STT

HỌ VÀ TÊN

ĐỊA CHỈ

1

Nguyễn Thị Chúc

Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

2

Nguyễn Phú Đẹ

Tứ Kỳ, Hải Dương

3

Phạm Thị Huệ

Hà Nội

4

Chu Chí Cang

Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

5

Nguyễn Thị Tam

Thượng Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội

6

Phùng Thị Hồng

Phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

7

Nguyễn Thị Khướu

Chanh Thôn, xã Văn Nhân, Phú Xuyên - Hà Nội 

8

Nguyễn Đức Nam

CLB ca trù thôn Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 

9

Nguyễn Đức Luống

CLB ca trù thôn Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 

10

Trần Thị Bổng

CLB ca trù thôn Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 

11

Trần Thị Gái

CLB ca trù thôn Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 

12

Hoàng Kỷ

Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội

13

Phạm Thị Điền

Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội

14

Nguyễn Thế Hối

Lỗ Khê, Đông Anh, Hà Nội

15

 Nguyễn Thiết Khởi

thôn Tiểu Than, xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, Bắc Ninh

16

 Đào Xuân Tràng

Thượng Thôn, Yên Phong, Bắc Ninh.

17

Đặng Thị Chấn

Yên Dũng, Bắc Giang

18

Nguyễn Thị Thu Hương

Yên Dũng, Bắc Giang

19

Lưu Văn Lãng

Yên Dũng, Bắc Giang

20

Nguyễn Thị Thiệp

Thanh Tương, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh

21

Phan Thị Mơn

 xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

22

Trần Thị Gia

xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

23

Phan Thị Nga

xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

24

Hà Thị Bình

xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

25

Nguyễn Văn Khoái

Chanh Thôn, xã Văn Nhân, Phú Xuyên - Hà Nội 

 

Ảnh: Ca Trù

 

 

Phim: Ca Trù

Ghi âm: Ca Trù