kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Chiếu chèo truyền thống

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn

Không gian địa lý: Là các tỉnh vùng châu thổ Bắc bộ

Thời gian tổ chức: Sân đình và trên sân khấu

Chủ nhân của di sản: Cư dân trồng lúa nước vùng Châu thổ Bắc Bộ

Nhận diện di sản: Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chèo là một hình thức sân khấu tổng hợp, ở đó giá trị của lời ca được kết hợp hài hoà với tính chất của các làn điệu, đặc biệt là sự kết hợp với diễn xuất, nghệ thuật hát và sự du dương, chuẩn mực của hệ thống nhạc đệm, đã làm cho cái hay, cái đẹp rất riêng của nghệ thuật chèo còn lưu truyền cho đến ngày nay. Nghệ thuật chèo là một di sản văn hoá quý báu, được hình thành bởi sự kết tinh những tinh hoa của văn hoá dân tộc. Tính dân tộc của nghệ thuật chèo là sự tổng hoà nhiều yếu tố như: bản trò, âm nhạc, làn điệu và nghệ thuật múa. Chính nhờ yếu tố tổng hoà này mà chèo luôn phản ánh chân thực đời sống xã hội trong mọi thời điểm của lịch sử.

Chèo sân đình, còn được gọi là chèo cổ: Là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải giữa sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo sân đình diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt. Trên đường xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt sinh hoạt đời thường của bà con thôn xóm, những người làm chèo đã nhanh chóng kịp thời chuyển địa điểm diễn qua sân đình, từ lòng đình hoặc thềm đình quay ra ba phương sáu hướng, lấy đấy làm khán trường ngoài trời rộng rãi phóng khoáng. Cứ thế, dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật linh hoạt độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môn gọi là sân khấu ba mặt.

Xưa, hát chèo được sáng tác ngẫu hứng, các nghệ nhân thường trải chiếu hát ở sân đình, sân chùa - nơi diễn ra những sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Vì vậy, dân gian còn gọi là chiếu chèo. Dần dần nghệ thuật hát chèo được phát triển một cách bài bản, trong một vở chèo luôn luôn có những mâu thuẫn , xung đột, để dẫn đến những đoạn giải quyết đầy tính nhân văn. Tuy hát chèo đã được sân khấu hoá nhưng những chiếu chèo truyền thống ở làng quê vẫn tồn tại và gắn liền với đời sống của người nông dân. 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Chiếu chèo truyền thống

Biện pháp bảo tồn: Chiếu chèo truyền thống

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Chiếu chèo truyền thống

Ảnh: Chiếu chèo truyền thống

 

 

Phim: Chiếu chèo truyền thống

Ghi âm: Chiếu chèo truyền thống