kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Đám cưới cổ truyền Chăm ở An Giang

1.     Phân loại di sản:  Tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội.

2.     Không gian địa lý: Trên địa bàn tỉnh An Giang, địa bàn người Chăm hồi giáo sinh sống.

3.     Thời gian tổ chức: Người Chăm ở An Giang thường tổ chức đám cưới trong thời gian từ sau tháng ăn chay Ramađan cho đến ngày lễ hành hương Hadji, vào ngày lành tháng tốt của Hồi lịch.

4.     Cộng đồng chủ nhân di sản: Cộng đồng người Chăm Hồi giáo ở An Giang

5.     Nhận diện di sản:

Đám cưới cổ truyền của người Chăm thường kéo dài ba ngày, ngày thứ nhất là ngày làm lễ giáp giường (tiếng Chăm gọi là Toong K’ghè). Tại nhà gái, sau khi các tràng trai khoẻ mạnh đã lắp ráp xong chiếc giường cưới (được mang từ nhà chú rể sang), mọi người trang hoàng chiếc giường cho thật đẹp. Buổi tối hôm đó, ở cả hai nhà: cô dâu, chú rể, các bà già tiến hành nhuộm móng tay cho hai người, lễ này có tên gọi là Mờ lăm nhọm chờ miền.

Ngày thứ hai của đám cưới gọi là ngày nhóm họ hay ngày dựng việc (tiếng Chăm gọi là Patưng Pagụh), ngày này còn được gọi là ngày làm gia vị (Hagáy ngạ cờ gừng).

Lễ tắm cho cô dâu chú rể được tiến hành riêng rẽ ở mỗi bên gia đình. Người Chămquan niệm: lễ tắm này ngoài mục đích làm sạch sẽ cơ thể còn có ý nghĩa sâu xa để tẩy rửa mọi rủi ro, xui xẻo, đón nhận lấy điều tốt lành mới mẻ.

Ông thầy Cửu (thày bùa) làm các động tác ma thuật và khấn nguyện những điều tốt lành cho cô dâu. Người Chăm quan niệm, để hôn lễ được bình an thì việc áp dụng ma thuật, phương thuật là một phần quan trọng.

Ngày thứ ba là ngày quan trọng của đám cưới, được gọi là ngày đưa rể: Hagay He. Người Chăm Ixlam ở An Giang vẫn giữ tập tục đưa rể (như người Chăm Bà ni và Chăm Bà la môn) do dấu ấn của hình thức xã hội mẫu hệ cổ truyền (nơi cư trú dựa trên dòng huyết hệ bên mẹ), họ không rước dâu như người Hồi Giáo ở các nước khác.

Đoàn đưa rể đi đến thánh đường làm lễ Ka Pol (lễ thành hôn). Lễ này cũng có thể thực hiện tại nhà gái. Nghi thức làm lễ kết thúc, mọi người sẽ đưa rể đi đến nhà cô dâu. Theo phong tục, đến trước cửa nhà cô dâu, chú rể sẽ được đón tiếp trân trọng bằng cách nhà gái mời một cụ già mang nước ra rửa chân cho chú rể. Ông dẫn dắt chú rể bước tới giường cưới. Đến trước mặt cô dâu, chú rể phải lấy ngón tay chỉ vào trán cô, khẳng định quyền làm chủ và chiếm đoạn của mình. Sau đó rút chiếc trâm lớn trên đầu cô dâu, ngụ ý kiểm tra xem vị hôn thê có đích thực là tín đồ Hồi Giáo hay không. Khi chú rể bỏ chiếc trâm xuống, mụ Uốt lấy trâm cắm trả lại lên đầu cô dâu, ý nói rằng hai bên đã công nhận co dâu chính là tín đồ Hồi Giáo thật sự. Chàng rể ngồi xếp bằng bên phải cô dâu, cố ý để đùi trái của mình gác lên đùi vợ. Đây là sự tiếp xúc thân mật đầu tiên của đôi trai gái, được công khai chấp thuận trước tập thể.

Buổi tối ngày thứ ba là lễ động phòng hoa chúc (Ma lâm chăm nek). Hai vợ chồng dùng bữa cơm chung đầu tiên. Dưới sự hướng dẫn của mụ Uốt, cô dâu đưa đĩa cơm cho chú rể ăn, thể hiện sự chăm sóc ân cần của người vợ hiền.

Con người khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành, dựng vợ, gả chồng, rồi chết đi  đều phải trải qua những chặng đường được xác định về mặt văn hoá.

Hôn nhân là bắt mạch của mọi sự sống, kết hôn để duy trì nòi giống, thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên, là hình thức củng cố và phát triển xã hội. Cưới xin là một nghi lễ quan trọng trong rất nhiều nghi lễ của chu trình đời người. Nó đánh dấu bước thành vượt bậc của mỗi cá nhân, từ những cá thể họ đã kết đôi, tạo dựng nên gia đình tế bào của xã hội. Đối với đồng bào Chăm hiện tuân theo chế độ Mẫu hệ hôn nhân một vợ một chồng, phong tục cưới hỏi ràng buộc bởi hàng loạt các nghi lễ mà ở đó phán ánh sâu sắc kho tàng văn hóa truyền thống của người Chăm.

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Đám cưới cổ truyền Chăm ở An Giang

Biện pháp bảo tồn: Đám cưới cổ truyền Chăm ở An Giang

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Đám cưới cổ truyền Chăm ở An Giang

Ảnh: Đám cưới cổ truyền Chăm ở An Giang

Phim: Đám cưới cổ truyền Chăm ở An Giang

Ghi âm: Đám cưới cổ truyền Chăm ở An Giang