kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Đám cưới cổ truyền của người Raglai

1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ

2. Không gian địa lý: Làng Maty, xã Phước Tân, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận

3. Thời gian tổ chức: Đám cưới của người Raglai thường được tổ chức vào thời gian khoảng tháng 9 đến tháng 12, sau các vụ thu hoạch.

4. Chủ nhân di sản: người Raglai ở xã Phước Tân, Huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

5. Nhận diện di sản:

Đám cưới là nghi lễ quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của một cá nhân trong xã hội. Người Raglai quan niệm có vợ có chồng là có sự sống giống nòi, do vậy việc cưới được tiến hành trang trọng với rất nhiều nghi lễ và phong tục mang đậm bản sắc riêng của tộc người và được coi là ngày hội vui của cả cộng đồng.

Cũng như các tộc người khác đám cưới của người Raglai cũng trải qua nhiều nghi thức từ: Đính ước, ăn hỏi, và lễ cưới. Ở cộng đồng người Raglai theo chế độ mẫu hệ nên mọi quyết định quan trọng nhất trong đám cưới nhà gái đều nắm vai trò chủ động và quyết định, nghi lễ cưới chính cũng được tổ chức ở nhà gái. Tuy nhiên, trong tình yêu và lễ dạm hỏi thì nhà trai vẫn là người chủ động đi hỏi vợ, khi đã được cô gái chấp nhận họ tiến hành nghi thức “lễ nhận hỏi”, đôi trai gái trao vòng cho nhau như một vật đính ước chờ ngày cưới.

Trong đám cưới của người Raglai có những tục lệ rất đặc trưng cho tộc người Raglai như: Trong ngày cưới chàng rể sang nhà cô dâu đeo ống tên, cầm ná, tay cầm một cây lao để tượng trưng cho sức mạnh của người đàn ông trong săn bắt, hái lượm và tình yêu đối với người con gái. Tục“rửa chân cho nhà trai”; Tục cô dâu và chú rể trở về nhà chú rể làm lễ tổ tiên sau lễ cưới chính thức ở nhà gái. Hay tục“bói gà, bói trầu” rất đặc trưng cho đời sống tâm linh của người Raglai, tục lệ cô dâu và chú rể không được phép ăn cơm lễ trong lúc còn mặt trời chiếu xuống mái nhà…

Đám cưới người Raglai phản ánh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ, và thể hiện nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Raglai như những điệu hát Lakau, Suri, Hari chơi vơi, tiếng đàn Ratic, Kok T"lơr….

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Đám cưới cổ truyền của người Raglai

Biện pháp bảo tồn: Đám cưới cổ truyền của người Raglai

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Đám cưới cổ truyền của người Raglai

Ảnh: Đám cưới cổ truyền của người Raglai

Phim: Đám cưới cổ truyền của người Raglai

Ghi âm: Đám cưới cổ truyền của người Raglai