kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Đám cưới cổ truyền người Thái ở tỉnh Nghệ An

1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ

2. Không gian địa lý: Chủ yếu trên địa bàn các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con  Cuông, Anh Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và các xã miền núi của huyện Quỳnh Lưu (xã Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng) của tỉnh Nghệ An, nơi chủ yếu người Thái sinh sống.

3. Thời gian tổ chức: Thời gian để tiến hành các nghi lễ trong đám cưới cũng được người Thái lựa chọn theo nguyên tắc “ngày chẵn, tháng chẵn” theo lịch Thái và tránh ngày mất của bố mẹ.

4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Chủ nhân của di sản là người Thái ở Nghệ An gọi theo các nhóm địa phương: Thái Hàng Tổng, Thái Mán Thanh, Thái Tày Mường

5. Nhận diện di sản:

Người Thái coi “đám cưới” như là một nghi lễ lớn và được coi trọng. Họ coi đó như là “việc chung” của cả làng bản và phải tuân theo những phong tục, quy ước rất chặt chẽ của tộc người từ xưa truyền lại. Theo quan niệm của người Thái, nhà có con gái đi lấy chồng có nghĩa là họ mất đi một lao động và một số tài sản.Vì vậy, họ đòi hỏi nhà người con trai phải biết ơn. Sự biết ơn đó được thể hiện bằng tình cảm và lễ vật, thông qua các tục lệ từ đơn giản đến phức tạp. Kể từ khi trai gái tìm hiểu nhau đến lúc thành vợ chồng họ phải tiến hành 16 tục lễ chính được tiến hành từ trước khi cưới, trong khi cưới và sau khi cưới.

Hết thời gian ở rể, chọn được ngày lành tháng tốt bên nhà trai cử một đoàn người do ông mối dẫn đầu đưa chàng rể sang nhà gái làm lễ tạ ơn cha mẹ đã có công sinh thành và nuôi dạy cô gái. Đây cũng là ngày con gái tách khỏi cội nguồn ải noọng để trở thành vai chủ trong khối nhình sao. Sự lao động sản xuất của chàng rể khi ở nhà vợ là để đền ơn công lao của bố mẹ vợ và đây cũng là ý nghĩa cơ bản của tục ở rể của người thái.

Các tục lễ trong đám cưới cổ truyền Thái vừa có tính độc đáo, vừa là đặc trưng văn hóa của tộc người Thái như: Tục“chiết xáo” (đính ước) hai người bạn tình đồng ý đến với nhau và trao kỷ vật cho nhau để làm tin. Tục “pay dam xáo” (thăm tháng); tục trao “khường chiệt” hai gia đình đính ước với nhau bằng cách trao vật chứng cho nhau. Trong tục “rước rể” đến nhà gái vừa có nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, sáng tạo của tộc người, vừa là điều kiện tốt để người con trai trưởng thành, và tự lập. Tục rửa chân cho cô dâu, chú rể cũng là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Thái. Tục cô dâu tặng quà cho bố mẹ chồng bằng những sản phẩm do bản thân tự làm ra như: Chăn, gối, nệm, quần áo đẹp… để nói lên quan niệm về phẩm hạnh của người con gái Thái. Và lễ thức quan trọng nhất đó là lễ “tẳng cẩu” tức là búi tóc ngược, cài trâm và tiến hành làm lễ nhập ma nhà (nhập họ) cho cô dâu.

Họ hàng chọn ra một người phụ nữ phúc hậu, khéo léo thực hành nghi thức tẳng cẩu. Khi búi tóc bao giờ cũng có lọn tóc độn. Với người thái lọn tóc ấy không chỉ đơn thuần để cho búi tóc được đầy hơn, đẹp hơn mà nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cầu phúc cho đôi trẻ luôn quấn quýt bên nhau mãi mãi. Búi tóc cao trên đỉnh đầu là tín hiệu khẳng định rằng từ nay con đã là người phụ nữ có chồng.

Theo phong tục của người thái khi họ hàng anh em đến mừng hạnh phúc thì cô dâu chú rể và cha mẹ cảm ơn họ hàng khách mời việc cúi lạy để thể hiện tình cảm mến khách chân thành.

Đám cưới của người Thái ở Nghệ An là một nghi lễ vòng đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Thái. Thông qua các nghi lễ trong đám cưới các mối quan hệ huyết thống “ại noong”, quan hệ “lũng ta”, quan hệ “nhình xao” là những mối quan hệ huyết thống được củng cố, khối đoàn kết trong cộng đồng cũng ngày càng gắn bó hơn. Thực hành các nghi lễ trong đám cưới cũng là dịp để truyền thụ về phong tục cưới cho các thế hệ trẻ hiểu về phong tục tập quán, về bản sắc văn hóa của tộc người mình, và giáo dục lòng biết ơn ông bà cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Đến dự đám cưới của người Thái mọi người thân sơ đều được coi là khách quý. Tấm lòng người thái vẫn luôn hồn hậu như dòng suối quanh năm trong mát. Chúng ta có thể tìm thấy ở mỗi nghi thức, mỗi tập tục hay trong mỗi lời ca, câu khắp một mối dây bền chặt gắn kết giữa cá nhân với gia đình, họ mạc và cả cộng đồng.

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Đám cưới cổ truyền người Thái ở tỉnh Nghệ An

Biện pháp bảo tồn: Đám cưới cổ truyền người Thái ở tỉnh Nghệ An

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Đám cưới cổ truyền người Thái ở tỉnh Nghệ An

Ảnh: Đám cưới cổ truyền người Thái ở tỉnh Nghệ An

 

 

Phim: Đám cưới cổ truyền người Thái ở tỉnh Nghệ An

Ghi âm: Đám cưới cổ truyền người Thái ở tỉnh Nghệ An