kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Hát Lượn

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian

Không gian địa lý: Địa bàn cư trú của người Tày sinh sống định cư tại các tỉnh đông bắc như Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn.

Thời gian tổ chức: Trong những ngày hội lồng tổng mùa xuân, những đêm trăng sáng trong những dịp nông nhàn, gia đình đón khách quý.

Chủ nhân của di sản: Dân tộc Tày tại các tỉnh Đông Bắc bộ.

Nhận diện di sản: Hát Lượn là một bộ phận thuộc loại hình nghệ thuật dân ca sinh hoạt của người Tày với nhiều tiểu loại như lượn cọi, lượn slương, lượn Then, lượn nàng Hai, lượn khắp. Đây là loại hình dân ca có giai điệu vang xa tha thiết, lay động lòng người, gợi cảm giác bâng khuâng, thương nhớ. Người Tày coi lượn như một nhu cầu tinh thần không thể nào thiếu trong cuộc sống của họ.Về hình thức sinh hoạt diễn xướng, đặc trưng của lượn là đối đáp, đối ca và nối tiếp ca. Lượn slương được chia thành 3 phần: Lượn đi đường, lượn sử và lượn chúc mừng. Trong đó phần lượn chúc mừng không phải là hát giao duyên, chỉ là lời cảm tạ của người lượn đối với gia chủ nên nó có tính chất gắn kết khá lỏng lẻo với cuộc lượn. Phần lượn sử với một thời gian khá lớn dành cho việc lượn về các truyện cổ dân gian của người Tày và các tích truyện có nguồn gốc Trung Quốc thể hiện chiều sâu của cuộc lượn slương khi tình cảm của người hát đã hết sức sâu nặng. Còn phần lượn đi đường là phần chứa đựng nhiều tình huống bất ngờ nhất. Về mặt hình thức, đó là phút ban đầu thăm dò, tìm hiểu, làm quen, dỗi hờn, trách móc. Về mặt nội dung, tình cảm được diễn tả ở đây từ nỗi nhớ thương kín đáo, e ấp đến sâu sắc, mạnh bạo. Phần này rất được người nghe yêu thích và đây chính là phần trọng tâm của một cuộc lượn slương. Không có một cuộc lượn slương nào thiếu phần này dù cho hai phần kia có thể không lượn đến. Đúng như tên gọi, lượn slương (nghĩa là lượn thương) nổi bật lên mục đích bộc bạch niềm thương nhớ nhuốm màu đau thương. Đó là nỗi buồn, nỗi đau cách biệt do cảnh ngộ và một niềm ước ao vô vọng về sự sum họp. Niềm bộc bạch nhớ thương này trong lượn slương đậm hơn rất nhiều nhu cầu giao duyên (tìm hiểu làm quen) thường thấy ở các làn điệu dân ca giao duyên khác, khiến cho lượn slương nghiêng về phía diễn tả một tình yêu đã nặng sâu hơn là một tình yêu từ chớm hé. Và cách diễn đạt mang đậm sắc màu độc thoại hơn là những dấu hiệu hình thức của ngôn ngữ đối thoại. Có thể thấy rõ điều này qua các chặng (chương) của một cuộc lượn slương. Các chặng hát của lượn slương cũng như những làn điệu dân ca khác đều là những cái cớ, những khuôn mẫu tức cảnh để biểu lộ tán tỉnh.

Có thể nói lượn đã trở thành một thực thể trong đời sống tinh thần, một thành phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm của những người dân Tày yêu thích ca hát. Thông qua lượn mà tiếng hát, lời ca ngân lên mọi lúc, mọi nơi, trong bản ngoài mường, trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần người Tày. Nét đẹp văn hoá của đồng bào Tày qua hát lượn cần được giữ gìn, lưu truyền và phát triển để không bị mai một theo thời gian.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Hát Lượn

Biện pháp bảo tồn: Hát Lượn

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Hát Lượn

Ảnh: Hát Lượn

 

 

 

 

Phim: Hát Lượn

Ghi âm: Hát Lượn