kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Hát Nhà Tơ

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Không gian địa lý: Phân bố ở thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà và huyện Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.

Thời gian tổ chức: Vào ngày hội trong những ngôi đình của các làng.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Là người Việt sinh sống tập trung ở xã Vạn Ninh, Quảng Nghĩa (thành phố Móng Cái), xã Đầm Hà, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà), xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn) và huyện Hải Hà.

Nhận diện di sản: Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh đã tồn tại trong dân gian từ thế kỷ thứ XIII trên một không gian rộng và lưu truyền từ đời này qua đời khác ở vùng ven biển Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Các điệu hát, múa được hình thành và gắn liền với dòng chảy của văn hoá lịch sử và văn hoá tâm linh, thể hiện ở việc hát nhà tơ - hát, múa cửa đình thường gắn với các đình làng như: ở Móng Cái gắn với đình Trà Cổ, đình làng Bầu, đình Vạn Ninh ở Đầm Hà gắn với đình Đầm Hà, đình Tràng Y (đình Áo dài); ở Vân Đồn có đình Quan Lạn, đình Hà Vực; ở Hải Hà có đình My Sơn. Khác với ca trù, ở Quảng Ninh, không gian trình diễn hát nhà tơ - hát, múa ở cửa đình rộng, nhiều người cùng hát, múa; người hát, người đánh đàn đáy, gõ trống chầu đều đứng hoặc ngồi để hát; người gõ phách có thể là người hát hoặc không phải là người hát; trang phục đều mặc trang phục truyền thống áo dài màu nâu; trước khi hát có 3 bài múa, tốp múa có từ 6 đến 8 người, có khi tới 10 đến 12 người; riêng múa dâng hương có 2 bài, múa đón thần về đình làng (rước thần), múa dâng hương trước sau đó là múa dâng hoa mừng thần, múa đèn tiễn thần, cả tốp múa đều hát.

Diễn trình của Hát Nhà tơ thường theo trình tự; Giáo trống, Giáo hương, Dâng hương, Hát giai, Đọc phú, Ngâm thơ, Thổng, Dồn, Gửi thư, Hát múa Đại thạch hay Đại thực, Hát múa bỏ bộ, Hát múa bài bông, Tấu nhạc và múa tứ linh.

Hát cửa đình là hình thức diễn xướng dân gian và cũng là một tập tục, một nghi thức không thể thiếu trong lễ hội truyền thống đình ở thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà và huyện Vân Đồn. Nội dung các bài hát ca ngợi những anh hùng dân tộc, những người có có công với nước, với làng. Bởi thế, mặc dù trải qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, xã hội đế nay tại các đình làng Quảng Ninh hát nhà tơ - hát, múa cửa đình vẫn duy trì, phát triển. Đến với các lễ hội đình, nhân dân không những được nghe hát, xem múa mà còn được vui chơi cộng hưởng các trò chơi dân gian truyền thống do chính mình tạo dựng, gìn giữ; trút bỏ được bao lo toan vất vả trong cuộc sống thường nhật để rồi sau đó lại bắt tay vào một ngày lao động mới với bao điều tốt đẹp hứa hẹn ở phía trước.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Hát Nhà Tơ

Biện pháp bảo tồn: Hát Nhà Tơ

Hiện nay, do điều kiện kinh tế, nhận thức của lớp thanh niên trẻ, sự giao thoa của các yếu tố văn hoá tiên tiến, do yếu tố đặc thù (người được hát chính phải có độ tuổi trên 40 trở lên), do đó việc truyền dạy loại hình hát nhà tơ - hát, múa cửa đình gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 câu lạc bộ, mỗi câu lạc bộ có từ 10 đến 25 người (chủ yếu là người trung và cao tuổi), lớp trẻ thường ít có xu hướng muốn học loại hình này. Mặc dù năm 2008 và năm 2011, 2012 khi triển khai các đề tài, dự án đã hỗ trợ kinh phí, trang phục để duy trì việc học tập và sinh hoạt các câu lạc bộ, tuy nhiên do đặc thù công việc, các thành viên câu lạc bộ phải thường xuyên đi biển nên việc sinh hoạt không thường xuyên. Một số câu lạc bộ do ít hội viên hầu như cũng không còn hoạt động, nguy cơ mai một là rất cao. Các Lễ hội thường chỉ được tổ chức 1 năm/ lần, việc tổ chức thi hát giữa làng này với làng khác như truyền thống trước kia hiện không còn nên thời gian thực hành và biểu diễn của các nghệ nhân, diễn viên ít, việc sinh hoạt không điều độ khiến nhiều hội viên quên các bài hát, điệu múa.

Từ năm 2008 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Hội Văn nghệ dân gian Quảng Ninh đã có nhiều đề tài, dự án nhằm bảo tồn, phát huy hát nhà tơ - hát, múa cửa đình như: năm 2008 triển khai đề tài “nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội đình Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”, trong đó bảo tồn và phát huy giá trị hát nhà tơ - hát, múa cửa đình; năm 2011 - 2012 Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh triển khai dự án “sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể hát nhà tơ - hát, múa của đình ở các địa phương: huyện Vân Đồn, Đầm Hà và thành phố Móng Cái”, ngoài ra còn các chương trình kiểm kê, sưu tầm văn hoá phi vật thể hát nhà tơ - hát, múa cửa đình; sưu tầm về các nghệ nhân dân gian. Trong các đề tài, dự án được thực hiện đều trang bị phục trang, đạo cụ cho các nghệ nhân, diễn viên để tập luyện và biểu diễn. Chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí để thành lập và duy trì các Câu lạc bộ hát nhà tơ - hát, múa cửa đình trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức các lớp học hát, múa cửa đình, học đánh đàn đáy, trống chầu, phách.

Năm 2013, tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ hát nhà tơ - hát, múa cửa đình lần thứ nhất đã thu hút được 104 diễn viên thuộc 4 CLB văn nghệ dân gian ở Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái tham gia. Từ năm 2012 đến năm 2014 với mục đích tôn vinh văn hoá bản địa, trong các kỳ tổ chức Carnaval Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đều trưng dụng các nghệ nhân, diễn viên của các Câu lạc bộ hát nhà tơ - hát, múa cửa đình thuộc huyện Đầm Hà, thành phố Móng Cái tham gia - Đây là hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể hát nhà tơ - hát, múa của đình của tỉnh Quảng Ninh trong nhân dân, là dịp để quảng bá nền văn hoá đa dạng, phong phú của các tộc người của tỉnh Quảng Ninh tới nhân dân và du khách tham dự.  Trong chương trình công bố và tôn vinh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ và du lịch mang bản sắc văn hoá dân tộc - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chọn hát nhà tơ - hát, múa cửa đình tỉnh Quảng Ninh giới thiệu phục vụ du lịch. Văn hoá phi vật thể hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở vùng biên giới Tổ quốc và các vùng phụ cận còn có ý nghĩa để khẳng định chủ quyền quốc gia của văn hoá Việt, mốc văn hoá của dân tộc Việt trên vùng biển, đảo Đông Bắc của Tổ quốc, do đó cần có một cơ chế, chính sách phù hợp để gắn hoạt động văn hoá với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phát triển văn hoá du lịch trong thời kỳ mới. Do đó trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh xác định: Thường xuyên chăm lo, động viên, xây dựng và có cơ chế, chính sách đối với những hạt nhân làm nòng cốt, nhất là những người trực tiếp tham gia có tâm huyết, trách nhiệm ở ngay tại địa phương để bảo tồn di sản hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Thành lập mô hình các đội, CLB từ cấp địa phương, cấp tỉnh như:

- Ở địa phương nơi sở hữu di sản văn hoá phi vật thể: mỗi nơi thành lập một Đội, gọi là Câu lạc bộ văn nghệ dân gian cấp huyện (thành phố) có từ 25 đến 30 người, có nam, nữ, các lớp tuổi để phục vụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ của địa phương và phục vụ khách du lịch đến địa phương giới thiệu đặc trưng văn hoá vùng, miền.

- Cấp tỉnh: thành lập Trung tâm bảo tồn di sản văn hoá như một đơn vị hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật có thể nằm trong tổ chức của Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh hoặc một đơn vị trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh để vừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu của địa phương và để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về đặc trưng văn hoá địa phương lại vừa có kinh phí cho hoạt động thường xuyên không phải lo việc kinh phí từ nguồn không tự chủ Nhà nước cấp.

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Hát Nhà Tơ

STT

Họ và tên

Địa chỉ

Ghi chú

1.

Hà Thị Nương

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

2.

Hoàng Thị Hòa

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

3.

Bùi Thị Nìn

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

4.

Lê Thị Lộc

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

5.

Bùi Thị Xứng

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

6.

Bùi Thị Hải

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

7.

Nguyễn Thị Quận

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

8.

Phạm Thị Hậu

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

9.

Vi Thị Liều

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

10.

Vi Thị Hải

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

11.

Nguyễn Thị Từ

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Nghệ nhân dân gian

12.

Hoàng Thị Thảo

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Nghệ nhân dân gian

13.

Phùng Thị Gái

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Nghệ nhân dân gian

14.

Hoàng Thị Phùng

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

15.

Bùi Thị Mắm

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

16.

Nguyễn Thị Phái

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

17.

Hoàng Thị Trịnh

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

18.

Bùi Thị Tạ

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

19

Hoàng Thị Nguyên

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

20

Phạm Thị Tực

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

21

Nguyễn Thị Tước

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

22.

Nguyễn Thị Lý

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

23.

Hà Thị Thật

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

24.

Nguyễn Thị Bình

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

25.

Nguyễn văn Vương

Xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

26

Đặng Thị Tự

Xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Nghệ nhân dân gian

27.

Trương Thị Phượng

xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nghệ nhân dân gian

Ảnh: Hát Nhà Tơ

Phim: Hát Nhà Tơ

Ghi âm: Hát Nhà Tơ