kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Kin Pang Then

1.     Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội.

2.     Không gian địa lý: Bản Kích, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

3.     Thời gian tổ chức: Ngày tổ chức lễ được thầy Then chọn, nhưng phải trước Rằm tháng Giêng hàng năm.

4.     Cộng đồng chủ nhân di sản: Người Thái (ngành Thái trắng) sinh sống ở bản Kích, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

5.     Nhận diện di sản:

Là nghi lễ cầu sức khỏe, Kin Pang then là ngày hội tiêu biểu của cộng đồng cư dân Thái (ngành Thái trắng) cư trú vùng Tây Bắc Việt Nam. “Then” ở đây là thầy mo được quan niệm là cao tay hơn cả; thầy mo được coi như người của trời được cử xuống trần gian có khả năng siêu phàm để cứu giúp người khỏi bị ốm đau, bệnh tật và có khả năng giao tiếp với thần linh. Hàng năm, vào dịp đầu năm, thầy mo tổ chức lễ cúng và gặp mặt các con nuôi (đó là những người đã được thầy mo chữa cho khỏi bệnh). Lễ hội “Kin Pang Then” được tổ chức với quy mô lớn, không những các con nuôi và người trong bản tham gia, mà còn nhiều dân làng ở bản khác cũng đến tham dự. Thời gian cúng có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày, tuỳ thuộc và số lượng con nuôi đến với “Then” nhiều hay ít. Kin Pang Then là lễ hội cúng mừng con nuôi của người Thái trắng do một ông Then trong bản tổ chức hàng năm. Lễ hội thường được diễn ra tại nhà Then từ 2 đến 3 ngày tuỳ vào số lượng con nuôi của thầy Then nhiều hay ít. Ngày tiến hành lễ hội do ông Then tự đặt ra vào một ngày cụ thể để các con nuôi biết và về dự hội. Ngày làm lễ Kin Pang Then là một ngày của năm mới nhưng phải được tổ chức trước rằm tháng giêng vì họ quan niệm ngoài rằm, trên trời Then cũng bận đi làm không có thời gian xuống dự lễ vui chơi được, ngày này cũng phải hợp với ông Then, không phải ngày kiêng kỵ của gia đình, dòng họ.

Để có thể tổ chức lễ hội, gia đình và bản thân thầy Then phải chuẩn bị đầy đủ về nhân lực cũng như về kinh tế. Mỗi lần tổ chức lễ, ông Then cúng cho nhiều người và những người khỏi bệnh đều xin được làm con nuôi của Then, Then sẽ phải tổ chức một ngày làm lễ cúng cầu an và tổ chức một bữa cơm mời các con nuôi.

Buổi tối ngày thứ nhất, thầy Then chuẩn bị mâm cúng pan cai để cúng Then. Mâm lễ gồm có: gạo nếp, thóc, trầu cau, rượu, trứng gà, xôi, muối, vải trắng, sợi bông, vòng bạc, hương, đèn, tiền, nước, hoa… Khi tất cả đã đầy đủ, Then bắt đầu làm lễ. Ông lên trời mời Then trên trời xuống vui chơi. Thầy Then trong trang phục truyền thống, thắt lưng, đội mũ bắt đầu cúng ở gian thờ Then.

Sáng hôm sau, người nhà Then mổ gà, lợn, đồ xôi chuẩn bị cho lễ cúng. Một mâm cúng được đặt tại nơi thờ tổ tiên (clọ hóng) và một mâm cúng đặt ở bàn thờ Then (hỉnh một). Trong trường hợp bố mẹ Then còn sống thì then không được phép cúng tổ tiên ở gian Clọ hóng mà phải nhờ bố Then đến cúng hộ. Nếu bố mẹ Then chết rồi thì Then mới được tự mình cúng cho bố mẹ, tổ tiên. Ông bố khấn ngắn gọn, đại ý là để cầu mong cho con cháu khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt, năm mới nuôi lợn, gà đều tốt, mùa màng bội thu...

Cúng tổ tiên xong là lúc Then chuẩn bị cúng cho các con nuôi, có bao nhiêu con nuôi thì Then phải cúng lần lượt cho từng người một. Từ ngày hôm trước, các con nuôi đã lần lượt về đặt lễ tạ ơn ông Then đã chữa khỏi bệnh cho mình và cầu chúc cho các con nuôi của mình khoẻ mạnh, gặp nhiều may mắn.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi người trong làng bản cùng dâng lễ cảm tạ đất trời và cầu xin sang một năm mới mọi điều may mắn và tốt lành đến với bản làng. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội “Kin Pang Then” gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ với lối hát Then truyền thống. Qua lời hát, ông (bà) Then cầu cúng cho dân làng trong bản, trong mường sang một năm mới có nhiều điều tốt đẹp, cho con người luôn khoẻ mạnh, no ấm, cầu cho mưa thuận gió hoà, cho mùa màng tươi tốt và cùng với đó là lễ tạ ơn của con cái đối với cha mẹ. Ngoài ra, “Kin Pang Then” cũng là lễ hội cầu phúc lộc cho gia đình và con cháu, là dịp để con cháu tạ ơn thầy trong dịp đầu năm mới. Phần lễ đơn giản nhưng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang tính cộng đồng cao, vun đắp tình đoàn kết trong bản, trong mường. Phần hội với những lời hát Then, điệu múa, trò chơi dân gian lành mạnh như Trò mưa đá (là trò chơi ông Then xin trời cho mưa xuống để cho mùa màng tươi tốt), trò cày bừa, hái nấm, múa khăn, múa tăng bu tăng bẳng, múa vòng xoè… đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, cuốn hút dân làng đến tham gia. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để trai gái trong bản, ngoài mường gặp gỡ và thể hiện mình qua những câu khắp, điệu xòe. Và sau lễ hội, nhiều đôi đã nên vợ, nên chồng. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh sâu sắc, lễ hội Kin Pang Then còn nhắc nhở con người phải biết sống đúng đạo lý, gắn bó với bà con trong bản. 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Kin Pang Then

Biện pháp bảo tồn: Kin Pang Then

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Kin Pang Then

Ảnh: Kin Pang Then

Phim: Kin Pang Then

Ghi âm: Kin Pang Then