kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Lễ cúng bản của người Hà Nhì

1.     Phân loại di sản: Tập quán xã hội

2.     Không gian địa lý: Địa bàn sinh sống của người Hà Nhì ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

3.     Thời gian tổ chức: Theo phong tục tập quán truyền thống của người Hà Nhì, lễ cúng bản thường được tổ chức vào những ngày con hổ (Khà là), con trâu (Nhù no), con dê (Gió no) của tháng 2 âm lịch hàng năm. Theo đồng bào, đây được coi là những ngày đẹp, khỏe, nhiều may mắn, đồng thời cũng là khoảng thời gian dân bản phát nương làm rẫy chuẩn bị gieo trồng vụ mới nên cần cầu xin sự phù hộ của trời đất làm cho mưa thuận gió hòa để bà con dân bản gieo cấy gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tốt tươi, thu hoạch được nhiều sản phẩm, mọi người trong bản đều khỏe mạnh, bản làng gặp nhiều may mắn.

4. Chủ nhân di sản: Cộng đồng người Hà Nhì.

5. Nhận diện di sản:  Trong tín ngưỡng, người Hà Nhì tin vào vạn vật hữu linh, tức là mọi sự vật đều có linh hồn ngự trị, bởi vậy họ thường tổ chức lễ cúng tạ ơn các vị thần. Theo truyền thống dân gian, trước khi xuống ruộng gieo lúa, lên nương gieo ngô, người Hà Nhì phải làm lễ cúng bản làng. Bởi vậy, vào ngày Thìn tháng ba âm lịch, người Hà Nhì thường tổ chức lễ cúng bản. Nghi lễ  này phản ánh ước nguyện của người dân luôn mong được trời đất phù hộ, cho mưa thuận gió hòa, xua đuổi ma quỷ để người dân yên tâm làm ăn, mùa màng được bội thu. Lễ cúng bản là nghi lễ trọng, nên cả cộng đồng cùng tham gia. Trong 3 ngày diễn ra lễ cúng, dân bản không được ra ngoài, người ở nơi khác không được vào bản, nên lễ này còn có tên gọi khác là lễ cấm bản. Lễ cúng bản được tổ chức tại khu đất ngay đầu bản. Vật tế trong lễ cúng bắt buộc phải có một con lợn, một con gà và trên mâm cúng cũng bao giờ cũng có xôi màu vàng làm từ gạo nếp. Lễ cúng bản được thực hiện để cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa để bà con dân bản gieo cấy gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tốt tươi, thu hoạch được nhiều sản phẩm, mọi người trong bản đều khỏe mạnh, bản làng gặp nhiều may mắn. Lễ cúng diễn ra trong vòng 1 ngày, với nhiều nghi thức và có tới 6 mâm cúng. Đó là mâm cúng đầu bản, mâm cúng cống bản, mâm cúng thần núi, mâm cúng thần lửa, mâm cúng thần đất, mâm cúng thần rừng. Trong đó, lễ cúng diễn ra ở mâm cúng đầu bản là mâm cúng quan trọng nhất. Ở mâm cúng này, lễ vật phải to hơn các mâm khác, do thầy cúng chính làm chủ lễ. Vị trí đặt mâm cúng là gốc một cây si cổ thụ, trên một quả đồi nằm ở phía Đông Bắc của bản. Vị trí này đã được dân bản lựa chọn từ lâu, được dân bản coi sóc bảo vệ không cho thú rừng hoặc trâu bò phá hoại, được xem là nơi linh thiêng không cho phép bất kỳ một ai tùy tiện ra vào khu vực này. Trong những ngày diễn ra lễ cúng bản, thầy cúng người Hà Nhì phải làm rất nhiều thủ tục để xin các thần phù hộ cho dân bản may mắn.  Vào dịp này, những gia đình hiếm muộn có thể xin các thần ban cho con cái. Các nghi lễ tế thường được tổ chức đến buổi trưa thì ngừng lại để mọi người tiếp tục công việc đồng áng và nghi lễ kết thúc vào buổi tối. Kể từ khi diễn ra lễ cúng bản ( hay còn gọi là lễ cấm bản), những người lạ bị cấm không được vào bản. Người dân trong bản không được mang vác bất cứ vật gì trên vai và chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng của người Hà Nhì, vì theo quan niệm, chỉ thần linh tổ tiên của người Hà Nhì mới nghe được thứ tiếng này. Chỉ khi nào dân bản tổ chức cúng bản thì mới được phép vào phát cỏ và dọn dẹp sạch sẽ để làm lễ cúng cho dân bản. Các nghi lễ hoàn tất cũng là lúc những lo lắng tâm linh trong bản đã được giải thoát. Mọi người cùng ngồi lại với nhau ăn uống vui vẻ với cảm giác được bình an, vì họ tin rằng đã được thần linh che chở phù hộ. Mâm cúng cầu cho cả bản được tốt lành, cho đủ hoa màu, cho mọi người không bị ốm đau, gia súc gia cầm sinh sôi phát triển, tiền bạc nhiều. Lễ cúng bản của dân tộc Hà Nhì là lễ hội đặc sắc, điển hình, đậm đà bản sắc dân tộc cần được gìn giữ, phát huy giá trị. Lễ hội cho thấy thế giới quan rất hồn hậu, gắn bó và coi trọng thiên nhiên của người Hà Nhì. 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ cúng bản của người Hà Nhì

Biện pháp bảo tồn: Lễ cúng bản của người Hà Nhì

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ cúng bản của người Hà Nhì

Ảnh: Lễ cúng bản của người Hà Nhì

 

 

Phim: Lễ cúng bản của người Hà Nhì

Ghi âm: Lễ cúng bản của người Hà Nhì