kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Lễ cưới người Hoa ở Hậu Giang

  1. 1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội.
  2. 2. Không gian địa lý: Thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
  3. 3. Thời gian tổ chức: Những tháng cuối năm và đầu năm.
  4. 4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Cộng đồng người Hoa triều châu cư trú ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung đông nhất tại thị trấn Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
  5. 5. Nhận diện di sản: Trong số người Hoa cư trú ở Việt Nam có các nhóm chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ. Trong đó nhóm Quảng Đông và Triều Châu có số lượng lớn hơn cả.

Việc hôn nhân của người Hoa trước đây đều do cha mẹ định đoạt, nhờ mai mối giới thiệu. Trong lễ cưới cũng có những kiêng kị nhất định như cô dâu không được nói chuyện, hai vợ chồng không được đến gàn bàn thờ ông Táo vì sợ mất phước, con trai Triều Châu không được lấy vợ người Phúc Kiến vì sợ lấy nhầm người trong họ, nhưng ngược lại con gái Triều Châu gả cho con trai Phúc Kiến thì được. Ngày sinh của đôi nam nữ được ghi vào giấy đỏ, đặt dưới lư hương ông Táo trong 3 ngày nếu trong nhà không có chuyện gì xảy ra là được.

Cô dâu, chú rể phải ăn mặc theo lối cổ truyền, chú rể áo dài, đầu đội mũ có chỏm tròn, tay cầm quạt…, cô dâu áo đỏ, váy đỏ, che mặt, chân đi giày vải…

Theo truyền thống, đám cưới của người Hoa được thực hiện theo 3 lễ: vấn danh, đính hôn và kết hôn.

Lễ vấn danh hay còn gọi là lễ coi mắt:

Với sự giúp đỡ của bà mối nhà trai sẽ đến nhà gái xem mặt cô gái, đồng thời dò la ý tứ nhà gái để biết được tình hình. Nếu hai bên gia đình ưng thuận, nhà trai sẽ xin ngày sinh tháng đẻ cô gái để xem tuổi.

Cách tính tuổi được dựa theo can chi, đồng thời cũng kị các tuổi cách nhau 3, 6, 9 tuổi.

Lễ đính hôn hay đám hỏi:

Lễ vật trọng đám hỏi phải chẵn, tùy theo hoàn cảnh kinh tế gia đình để sắm sửa nhưng phải có đủ đèn, trà mạn, thịt lợn, trái cây. Trong lễ đính hôn nhà trai còn phải trao tiền đính hôn cho nhà gái, số tiền càng nhiều số 4 càng tốt vì theo quan niệm số 4 tượng trưng cho tứ quý. Khi nhận lễ, nhà gái sẽ lại quả số lễ vật cho nhà trai.

Lễ kết hôn hay lễ cưới:

Nghi lễ diễn ra trong một ngày, đoàn nhà trai với đầy đủ thành phần sẽ sang nhà gái xin dâu với lễ vật như đèn cầy, rượu, thịt lợn, bánh trái…

Đến giờ lành đã được thống nhất, chủ lễ và rể phụ sẽ vào nhà gái làm thủ tục xin nhập gia.

Sau khi vào nhà trưởng tộc nhà trai trình lễ vật, trình bày lý do có mặt và để đôi đèn cầy lên bàn thờ.

Chú rể lấy 4 tép trầu trong hộp trình lên bàn thờ tổ tiên để ra mắt, sau đó cô dâu sẽ đi ra để làm lễ ra mắt tổ tiên.

Nghi thức dở mâm trầu xây được tiến hành kín đáo, bí mật. Khi mâm trầu được mở ra, cô dâu lấy 2 quả cau, chú rể lấy 4 lá trầu đặt lên bàn thờ tổ tiên. Sau khi cô dâu lạy tổ tiên, nhà gái tiến hành trao của hồi môn cho con gái của mình. Chủ lễ sẽ đi thắp hương cho ông Táo và thần tài để xin phép rước dâu. Khi cô dâu về đến nhà trai, người ta sẽ đốt đống lửa ở ngạch cửa để cô dâu bước qua. Sau khi làm lễ gia tiên, cô dâu chú rể sẽ ra mắt họ nhà trai. Đêm động phòng hai vợ chồng phải uống rượu hợp cẩn gọi là giao bôi. Kết thúc chuỗi nghi lễ cưới hỏi bằng lễ lại mặt, thường được tiến hành sau lễ cưới một ngày. Trong lễ lại mặt, ông mối và đôi vợ chồng trẻ phải mang một đôi gà hai chai rượu và một mâm xôi sang nhà gái thưa chuyện. Sau lễ lại mặt cha mẹ cô gái mới chia hồi môn cho con.

Nằm trong hệ thống nghi lễ chu trình đời người, nghi lễ cưới hỏi của người Hoa còn bảo lưu được khá nhiều nét phong tục cổ truyền. Những nét văn hóa độc đáo của người Hoa trong phong tục cưới hỏi thể hiện người Hoa rất xem trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải môn đăng hộ đối và thực hiện đủ và đúng những lễ nghĩa.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ cưới người Hoa ở Hậu Giang

Biện pháp bảo tồn: Lễ cưới người Hoa ở Hậu Giang

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ cưới người Hoa ở Hậu Giang

Ảnh: Lễ cưới người Hoa ở Hậu Giang

 

 

Phim: Lễ cưới người Hoa ở Hậu Giang

Ghi âm: Lễ cưới người Hoa ở Hậu Giang