kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Lễ hội chạy lợn thờ

Loại hình: Lễ hội truyền thống.

Không gian địa lý: Đình Diền làng Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Thời gian tổ chức: Lễ hội Chạy lợn thờ diễn ra từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch nhưng ngày chính hội là ngày mùng 7 tháng giêng.

Cộng đồng chủ nhân di sản: Nhân dân làng Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Nhận diện di sản: Lễ hội chạy lợn làng Duyên Yết gắn liền với Đức Cao sơn đại vương tương truyền trong một lần chinh chiến đánh đuổi giặc Thục hành quân qua thôn Duyên Yết ngài đã cho quân nghỉ lại. Đêm ấy các bô lão trong làng xin được làm cỗ khao quân. Mâm cỗ khao quân là nông sản địa phương và thịt lợn do các trai đinh của làng làm nhanh trong hai khắc cho binh sĩ kịp giờ đánh trận. Sau bữa cỗ khao quân đêm ấy ngài lên đường đánh giặc và giành thắng lợi. Và từ đó cứ mỗi dịp tết đến xuân về vào ngày mồng 7 tháng Giêng dân làng Duyên Yết lại tổ chức lễ chạy lợn thờ nhằm tái hiện lại cảnh làm cỗ khao quân xưa kia để tưởng nhớ đến công đức của Đức thánh Cao Sơn.

Lễ hội Chạy lợn xưa do nhân dân 5 giáp là giáp Bắc, giáp Phan, giáp Đông, giáp Đoài và giáp Nguyễn chuẩn bị. Ngày nay, lễ hội chạy lợn do nhân dân trong 3 xóm của làng Duyên yết tổ chức. Mỗi xóm chọn 21 thanh niên khoẻ mạnh, nhanh nhẹn tháo vát, gia đình phúc hậu, đề huề để tham gia vào đội chạy lợn. Lợn thờ được giao các gia đình phúc hậu đề huề không tang chế trong làng nuôi. Lợn được nuôi phải gọi là “ông lợn”.

Vào ngày chính hội mùng 7 tháng giêng nhân dân 3 xóm rước lợn ra đình làm lễ chạy lợn. Đi đầu đám rước là cờ hội, chiêng trống cái, bát âm, bát bửu, lỗ bộ, tiếp đến là kiệu cỗ chay đi sau là các vị quan viên tế rồi đến cũi chở “ông lợn” đi cuối đoàn rước là khách thập phương và nhân dân trong làng. Chủ tế làm lễ xin phép đức Thánh cho dân làng tổ chức lễ hội theo đúng phong tục. Ông lợn được trước cửa đình để sẵn sàng đợi lệnh. Hiệu lệnh được phát ra các đội khiêng lợn chạy về vị trí quy định để làm cỗ dâng thánh. Theo lệ mâm cỗ phải đủ chín đĩa gồm có thủ lợn, tề vai, tề mông, gầu o, gầu bụng, đuôi, tiết, ngũ tạng và một đĩa trầu cau. Đây là cuộc thi chạy lợn làm cỗ nhanh tế thánh nên từ lúc có trống lệnh cho đến khi mâm cỗ được làm xong các đội phải làm rất nhanh với rất nhiều các thao tác từ đun nước, lấy thủ, lấy tiết, lấy nội tạng đều được diễn ra rất nhanh chóng trong vòng từ 1 đến 2 phút. Cụ tiên chỉ thay mặt dân làng đứng ra chấm cỗ của các đội. Mâm cỗ của đội nào làm xong nhanh nhất, sạch sẽ nhất, đạt đủ các tiêu chuẩn thì đạt giải nhất và được mang vào tế Thánh. Lễ hội chạy lợn làm cỗ nhanh dâng thánh nó khẳng định sự khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh, khoẻ mạnh của những chàng trai làng Duyên Yết.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ hội chạy lợn thờ

Biện pháp bảo tồn: Lễ hội chạy lợn thờ

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ hội chạy lợn thờ

Ảnh: Lễ hội chạy lợn thờ

Phim: Lễ hội chạy lợn thờ

Ghi âm: Lễ hội chạy lợn thờ