kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Lễ hội chùa Keo Thái Bình

Loại hình: Lễ hội truyền thống

Không gian địa lý: Tại chùa Keo còn gọi là Thần Quang tự thuộc địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Thời gian tổ chức: Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán và Hội chính mùa thu, từ ngày 13 đến ngày 15/9 âm lịch.

Chủ nhân của di sản: Nhân dân xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Nhận diện di sản: Lễ hội chùa Keo Thái Bình được diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ đến công đức của vị thiền sư Không Lộ với các nghi lễ như rước kiệu phụng nghinh, múa ếch, bơi chải, thi cúng và thi kèn từ lâu đã đi vào đời sống tâm linh và là niềm tự hào của cư dân nơi đây. Đám rước phụng nghinh có song mã, chiêng, trống cái, cờ ngũ hành, bát âm, chấp kích, tàn, tán, lọng, thuyền cò, bát bửu, thuyền rồng, sinh tiền rồi đến kiệu thánh do 12 trai đinh mình trần khố đỏ, đầu đội mũ võ khiêng, đi sau kiệu thánh là ông chủ hội và các vãi già đầu đội cầu, vừa đi vừa kể sự tích thánh Không Lộ.  Đám rước chùa Keo đi theo hình chữ Á (亞 ) “xuất đông - nhập tây”. Chỉ huy đoàn rước là hai ông tổng cờ tiền, hậu. Nét độc đáo trong đám rước của lễ hội chùa Keo là ở chỗ diễn tả lại sự tích xuất xứ của đức thánh Không Lộ bằng những trò diễn dân gian xa lạ với những nghi thức tôn giáo. Trong khi trên bờ diễn ra cuộc rước thì dưới ao các em nhỏ bơi thuyền cò cốc, đây là một trong những nghi thức bơi để thờ Thánh không thể thiếu trong lễ hội chùa Keo. Lễ hội chùa Keo không chỉ là lễ hội của xã Duy Nhất mà từ xưa nó đã trở thành một lễ hội lớn mang tính chất liên vùng thu hút được du khách thập phương ở nhiều nơi tham dự. Lễ hội chùa Keo đã đem đến niềm vui cho hàng vạn người và với mỗi người dân về đây lễ thánh và dự hội đều tin rằng sẽ được thánh ban phúc lộc và gặp nhiều may mắn trong năm.

Lễ hội chùa Keo là để tưởng nhớ đến công đức của thiền sư Không Lộ, đám rước phụng nghinh và nhiều nghi thức trong lễ hội là sự tích hợp của tín ngưỡng nông nghiệp với Phật giáo, Đạo giáo của cư dân châu thổ. Sức sống của lễ hội chùa Keo qua thời gian đã và đang tồn tại một cách hữu thức trong tâm hồn các thế hệ đi sau, mà không phai nhạt đi những nghi thức, những ước vọng và tình cảm của con người trong các lớp văn hoá tín ngưỡng của lễ hội hôm nay./.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ hội chùa Keo Thái Bình

Biện pháp bảo tồn: Lễ hội chùa Keo Thái Bình

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ hội chùa Keo Thái Bình

Ảnh: Lễ hội chùa Keo Thái Bình

 

 

Phim: Lễ hội chùa Keo Thái Bình

Ghi âm: Lễ hội chùa Keo Thái Bình