kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Lễ vía bà Thiên Hậu (tp Cà Mau)

1. Tên gọi di sản: Lễ hội vía bà Thiên Hậu

2. Loại hình: Tín ngưỡng và nghệ thuật trình diễn dân gian

3. Không gian địa lý: Tại các Miễu thờ Bà trong đơn vị hành chính các làng xã thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau.

4. Thời gian tổ chức: Hàng năm vào ngày 23/3 Âm lịch.

5. Chủ nhân di sản: Người Hoa, người Việt và người Khrme ở Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng.

6. Nhận diện di sản:  Hàng năm vào ngày 23/3 Âm lịch, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội rước vía Bà. Lễ hội thu hút rất đông du khách khắp nơi, kể cả người Hoa, người Việt hay người Khmer cũng mang lễ, áo, mũ mã, đồ ăn… tới chiêm bái, cầu xin làm ăn, trả lễ và rước lộc về nhà. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu văn hóa thì tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu ở Cà Mau được khởi  nguồn từ người Hoa, sau người Việt và người Khmer cũng tiếp nhận để trở thành tín ngưỡng thờ cúng của mình. Hiện nay lễ hội vía bà Thiên Hậu mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện tình đoàn kết, tương thân, tương ái: Kinh - Hoa -  Khmer trong khối đoàn kết đại gia đình dân tộc Việt Nam. Người Hoa trực tiếp giữ gìn sự tồn tại và phát triển lễ vía Bà Thiên Hậu, nhưng do phù hợp với đặc trưng đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt, người Khmer nên được hai cộng đồng này tiếp nhận để trở thành tín ngưỡng thờ cúng của mình.

Tương truyền, Bà Thiên Hậu họ Lâm tên Mặc sinh ngày 23 tháng 3 năm Canh Thân (năm 960 dương lịch) người làng Bi Châu, huyện Phổ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến. Năm bà 16 tuổi, một hôm khí trời biến đổi cuồng phong nổi dậy, sóng biển gầm thét, cha và anh của bà đi biển nhưng không thấy về, bà linh cảm có chuyện không may sẩy ra cho cha và anh, bà đã lo sợ khóc ròng cầu khẩn như có phép mầu trời đất đang sóng to gió lớn tự nhiên bình yên trở lại, bà chèo nghe ra biển tìm cha và anh, cuối cùng trong biển cả mênh mông ấy bà đã tìm cứu được cha đem vào bờ và trở ra biển tìm vớt xác anh đem về chôn cất. Ngày mùng 9 tháng 9 năm Đinh Hợi (năm 987) vào lúc hoàng hôn bà lên núi Mỹ Sơn xa xa có tiếng nhạc nghinh tiếp bà đã thoát phàm trần nhập thiên thai và đắc đạo, từ đó về sau những ngư dân đi biển thường nhìn thấy bà mặc áo bào mầu đỏ bay lượn trên biển cả, cứu giúp người gặp nạn. Vì vậy những người đi biển và cư dân vùng ven biển đều thỉnh hình bà về thờ cúng, để cầu xin bà phù hộ được bình an, làm ăn thuận lợi trên hải trình. Dân gian tôn sùng bà với danh hiệu Thiên Hậu, Thánh Mẫu.

Đến với lễ hội, hòa mình vào lễ hội, người dự hội đặt niềm tin vào công đức cũng như sự uy linh của bà Thiên Hậu để từ đó hoàn thiện cuộc sống trong các quan hệ xã hội và để tìm được sự bình an thanh thản trong tâm hồn của chính mình. Đây là nơi giao thoa văn hóa của người Kinh, người Hoa, người Khmer, tạo nên nền văn hóa mang nhiều đặc trưng, màu sắc khá phong phú nên đã hình thành nên những lễ hội dân gian lưu giữ nét văn hóa tâm linh của vùng đất, con người nơi đây.

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Lễ vía bà Thiên Hậu (tp Cà Mau)

Biện pháp bảo tồn: Lễ vía bà Thiên Hậu (tp Cà Mau)

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Lễ vía bà Thiên Hậu (tp Cà Mau)

Ảnh: Lễ vía bà Thiên Hậu (tp Cà Mau)

 

 

Phim: Lễ vía bà Thiên Hậu (tp Cà Mau)

Ghi âm: Lễ vía bà Thiên Hậu (tp Cà Mau)