kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Múa bóng rỗi

Loại hình: Nghệ thuật trình diễn.

Không gian địa lý: Tại các miếu thờ mẫu và tư gia các bà bóng tại thuộc địa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Thời gian tổ chức: Các dịp lễ hội trong năm.

Chủ nhân của di sản: Các ông bà bóng (Dân tộc kinh)

Nhận diện di sản: Múa bóng rỗi là múa hát nghi lễ, vào các dịp lễ hội tại các đền miếu Nam Bộ. Sau việc cúng tế lễ là đến tiết mục múa hát Bóng rỗi. Múa bóng rỗi gắn liền với tục thờ nữ thần của nhân dân Nam Bộ, gắn biểu tượng là người có công với dân. Việc thờ các nữ thần mang ý nghĩa nhân sinh. Cầu xin bà phù hộ độ trì cho cuộc sống hàng ngày của con người. Nếu như ngoài Bắc bộ có tín ngưỡng Tứ phủ và thể hiện bằng nghi thức lên đồng thì Nam bộ cũng có tín ngưỡng cúng bà và nghi múa múa bóng rỗi và trình diễn tạp kỹ.

Diễn xướng cúng bà gồm các nghi thức: Hát mời chào, ca tụng nữ thần, các điệu múa dâng mâm vàng và trình diễn các kỹ năng khác. Múa hát nhập thần để dâng cúng bà ở cửa đền, cửa miếu. Các trò tạp kỹ như: Dâng bông, múa lưỡi siêu, phun lửa, múa dao, đầu bêu, tung hứng tạo nên tính thần bí, nhưng gần gũi cuộc sống hàng ngày. Thể hiện được nét tốt đẹp lành mạnh của tôn giáo, tín ngưỡng. Tại Nam bộ thường có các đền, miếu thờ nữ thần. Miếu Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành, Thiên Hậu, Tứ vị Thánh Nương. Nữ thần là biểu tượng văn hoá tâm linh, là khát vọng của con người vươn đến những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Bằng sự tôn kính và thân thiện, nữ thần được cư dân nam bộ tôn gọi là Bà. Dựa trên những cứ liệu nghiên cứu về văn hoá ở Tiền Giang có thể nói: Tục thờ bà có một sức sống vô cùng mạnh mẽ, trải qua bao biến chuyển xã hội mà vẫn hiện hữu trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt suốt gần ba thế kỷ qua.

Trong các hình thức diễn xướng dân gian còn tồn tại ở Tiền Giang đến nay có nghệ thuật múa bóng rỗi, một nghi thức gắn với lễ cúng miếu ở các đình chùa, lễ cúng trang ở các gia đình, xuất phát từ tín ngưỡng thờ mẫu có gốc rễ lâu đời trong văn hóa Việt Nam. Ở Nam Bộ tín ngưỡng thờ mẫu thể hiện qua việc thờ cúng bà mẹ sang - bà Cửu Thiên Huyền Nữ trong nhà, thờ bà Chúa Xứ, Ngũ Hành Nương Nương, ở đền miếu, cộng đồng làng xóm. Múa bóng rỗi được trình diễn tại các lễ vía là sự kết hợp giữa hát rỗi và múa dâng lễ vật do các nghệ nhân gọi là bà bóng.

Rỗi là kỹ năng bắt buộc của nghệ nhân múa bóng. Rỗi là những bài hát để thỉnh mời bà vè lúc làm lễ khai tràng hoặc đưa bà đi khi làm lễ an vị. Để rỗi nghe hay nhất thiết phải có âm nhạc làm nền, đồng thời nghệ nhân nghệ nhân phải biết dùng trống để giữ nhịp. Đờn là nhạc cụ chính của dàn nhạc lễ cũng như nhạc múa bóng rỗi, ngoài ra người ta còn sử dụng các loại nhạc cụ khác như mõ, phách, song loan thậm chí cả ghi ta điện để đệm làm nền.

Múa đồ chơi hay còn gọi là Múa tạp Kỹ là loại múa có tính biểu diễn rất cao, là dịp phô diễn tài năng của mỗi bà bóng. Có thể coi đây là một loại hình xiếc dân gian của người Việt Nam, đòi hỏi người biểu diễn phải có quá trình rèn luyện sự khéo léo, chính xác và vững vàng. Qua các tiết mục Tạp kỹ, Múa Bóng rỗi đã cho thấy chức năng quan trọng thứ hai của là thoả mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí của cộng đồng trong dịp lễ hội. Ngoài kỹ năng múa, rỗi các Bà Bóng còn biết diễn Chập. Chập là những màn trình diễn có cốt truyện gắn với huyền tích. Tuy nhiên, cốt truyện này được các nghệ nhân thêm thắt một cách ngẫu hứng, ăn ý, kết hợp rất đồng bộ giữa ca diễn và âm nhạc.

Hiện nay những nghệ nhân tài năng và tâm huyết với nghề không có nhiều điều kiện truyền dạy những kỹ năng độc đáo của mình. Trong khi đó không ít người thiếu kiến thức hành lễ và tâm đức đã lợi dụng lòng tin và sự kém hiểu biết về khoa học và pháp luật để hành nghề mê tín dị đoan đã làm giảm giá trị văn hoá tốt đẹp của giá trị nghệ thuật Múa Bóng rỗi.

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Múa bóng rỗi

Biện pháp bảo tồn: Múa bóng rỗi

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Múa bóng rỗi

DANH SÁCH CÁC NGHỆ NHÂN (HÀNH NGHỀ BÀ BÓNG, THẦY PHÁP)

Số liệu năm 2009

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Địa chỉ

Ghi chú

2

Ngô Thị Tư

(Nghệ danh Thanh Huê)

1947

Nữ

Xã Hòa Khánh huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang

Thông thạo kỹ năng MBR và diễn được các chập bóng

3

Nguyễn Thị Thảo

1976

Nữ

Nt

Thông thạo kỹ năng MBR

4

Lê Văn Son

(Nghệ danh Út Son)

1972

Nam

Xã Tân Hội huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

Thông thạo kỹ năng MBR và diễn được các chập bóng

5

Lê Ngọc Vinh

(Nghệ danh Út Vinh)

1972

Nam

Huyện Châu Thành tỉnh Long An

Thông thạo kỹ năng MBR

6

Nguyễn Ngọc Hùng

1965

Nam

Thành phố Tân An tỉnh Long An

Thông thạo kỹ năng MBR và diễn được các chập bóng

7

Trần thị Kim Loan

1970

Nữ

Xã Long Vĩnh huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang

Thông thạo kỹ năng MBR

8

Nguyễn Ngọc Hoanh (Nghệ danh Ngọc Oanh)

1967

Nam

Phường 6 thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Thông thạo kỹ năng MBR

9

Trần thị Kim Anh

1968

Nữ

Xã Tân Mỹ Chánh – thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Thông thạo kỹ năng MBR

10

Nguyễn Văn Tám

1960

Nam

Phường 2 thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

THẦY PHÁP

11

Huỳnh Văn Đáng

1930

Nam

Xã Phước Trung Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang

Thông thạo kỹ năng MBR và diễn được các chập bóng

12

Kiều Thị Đáng

 (Nghệ danh Kiều Mỹ Trang)

1969

Nữ

Xã Bình Xuân  Huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang

Thông thạo kỹ năng MBR và diễn được các chập bóng

Ảnh: Múa bóng rỗi

 

 

Phim: Múa bóng rỗi

Ghi âm: Múa bóng rỗi