kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam

1 . Phân loại di sản phi vật thể: Nghề thủ công truyền thống.

2. Không gian địa lý: các làng nghề gốm phân bố ở nhiều tỉnh thành trên khắp nước Việt Nam.

3. Thời gian: Nghề gốm thường được người dân làm quanh năm.

4. Cộng đồng chủ nhân di sản: Cư dân các làng nghề, ở nhiều tỉnh thành, trên khắp nước Việt Nam.

5. Nhận diện di sản: Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề gốm xuất hiện khá sớm. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đường chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm, sứ. Đồ gốm Việt Nam đẹp, đa dạng, phong phú và giá trị hơn cả là đồ thời Lý-Trần, phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 11, 12 với một số lượng lớn xuất cảng sang các nước Nam Thái Bình Dương, Nhật Bản. Sau thế kỷ 14 nhiều trung tâm sản xuất gốm chuyên môn hoá nổi tiếng như Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh, Hàm Rồng, Mỹ Thiện, Phú Vinh... chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của nghề. Nhiều sản phẩm gốm ghi lại địa phương, ngày tháng và người sáng tạo ra nó. Nhiều quốc gia đã nhập gốm từ Việt Nam, đặc biệt thợ giỏi của Nhật Bản còn bắt chước gốm của Việt Nam. Một số đồ gốm Việt Nam đã rất được quý chuộng trong nghi lễ của Trà Đạo Nhật Bản từ cuối thế kỷ 15. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc của gốm cổ truyền Việt có thể tóm tắt qua các điểm chính: Dáng kiểu, nước men, hoa văn và chất đất.

Sau ngày đất nước thống nhất, hầu hết các nghề thủ công được hồi sinh, trong đó nghề gốm là một nghề đã được khôi phục và phát triển rất nhanh. Nhiều trung tâm gốm trở lại hoạt động sôi nổi và rất năng động. Ở tỉnh nào cũng có những vùng làm nghề gốm.. Những trung tâm sứ gốm ở nước ta, xuất hiện từ thời Lý - Trần mà đến nay vẫn còn hưng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh (Thanh Hóa)... Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của công nghệ gốm Việt Nam. Sản phẩm gốm của Việt Nam từ lâu đã là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và hôm nay nó còn là một mặt hàng lưu niệm không thể thiếu đối với nhiều du khách gần xa.

Báo cáo kiểm kê về di sản: Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam

Biện pháp bảo tồn: Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam

Ảnh: Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam

Phim: Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam

Ghi âm: Nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam