kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

Trò chơi dân gian của người Việt

1. Phân loại di sản: Tập quán xã hội

2. Không gian địa lý: Các làng quê người Việt

3. Thời gian: Những ngày lễ hội, các dịp vui chơi của trẻ em.

4. Chủ nhân của di sản: Người Việt (kinh)

5. Nhận diện di sản: Trong đời sống tinh thần của người Việt nhất là trẻ em ở các làng quê, các trò chơi dân gian không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc.

Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò chơi của trẻ. Những vòng quay của con quay (chơi cù) hay những bước nhảy lò cò của trò chơi ăn quan... tất cả như một bức tranh sinh động của cuộc sống. Trò chơi trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt.

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.  

Mỗi trò chơi đều có những nguyên tắc cách thức và điều kiện tổ chức hoặc quy định riêng. Ví như trờ chơi Rồng rắn lên mây, cướp cờ... là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp. Hoặc đẩy gậy lại có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay chọi trâu của người lớn. Hoặc trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo. Đánh đáo, chơi chuyền, chơi ô ăn quan lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác. Từ chỗ ganh đua mang tính chất tượng trưng, dần dần các trò chơi trở thành những cuộc thi tài, thi khéo, các cuộc thi đấu thể thao như bi sắt, nhẩy ngựa, đá cầu...Chơi chọi gà là một trong những thú chơi được trẻ em thích thú vì không chỉ nó là con vật gần gũi với đời sống của trẻ mà nó còn mang ý nghĩa như một chiến binh khát vọng chiến thắng: “Con gà cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay”.  

Đối với cư dân Việt, trò chơi dân gian chủ yếu dành cho trẻ em ở các vùng nông thôn nên cái tên cũng giản đơn, nôm na như tên thằng Tí, con Na, thằng Ốc, cái Hến vậy: nào là đánh đáo, đánh quay, nào là đi cà kheo, nổ pháo đất... Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.

Người chơi thường là những trẻ chăn trâu lê la túm tụm ngoài bãi cỏ, ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể, còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ. Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Không cần nhà thi đấu hoành tráng, không có khán đài, trên những khu bãi đất rộng lớn, hay sân nhà các trò chơi dân gian vẫn được tổ chức sôi nổi, hào hứng, thu hút nhiều người tham gia. Mỗi trò chơi đều mang trong mình những ngụ ý mà người chơi muốn gửi gắm. Là đất nước nông nghiệp, khi cuộc sống vẫn của người Việt còn gắn chặt với cây lúa và văn minh nông nghiệp thì dịp Tết Nguyên đán luôn là thời điểm để mọi người vui chơi, tận hưởng cuộc sống nông nhàn. Đa số các trò chơi ngày Tết tuy được thiết kế đơn giản nhưng rất phong phú về thể loại và tràn đầy ý nghĩa, chứa đựng nhiều nỗi niềm mong ước của người Việt khi một năm mới bắt đầu. Trò chơi dân gian luôn được mọi người hưởng ứng nhiệt tình, những trò chơi dân gian không chỉ hâm nóng không khí của lễ hội, xua đi những mệt nhọc, lo toan sau một năm lao động vất vả, tạo sự hứng khởi cùng những nguyện ước tốt đẹp cho năm mới mà nó còn hướng mọi người đến những giá trị truyền thống của dân tộc. Qua mỗi trò chơi, thế hệ trẻ hiểu biết được phần nào những thú chơi và nét văn hóa của cha ông ngày trước, để từ đó giữ gìn, phát huy và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

MỘT SỐ TÊN TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHỔ BIẾN

- Đi Cà Kheo Đập Niêu

-  Bịt Mắt Bắt Dê

- Thả Đèn Trời

- Đánh đu, nhảy dây

- Nhảy lò cò

- Rồng rắn lên mây…

- Chọi gà

- Cờ người

- Đánh quay

- Nu na nu nống

- Chơi chuyền

- Chồng nụ chồng hoa….

 

Báo cáo kiểm kê về di sản: Trò chơi dân gian của người Việt

Biện pháp bảo tồn: Trò chơi dân gian của người Việt

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: Trò chơi dân gian của người Việt

Ảnh: Trò chơi dân gian của người Việt

Phim: Trò chơi dân gian của người Việt

Ghi âm: Trò chơi dân gian của người Việt