kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

VN.0099NTC NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM (TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)

Báo cáo kiểm kê về di sản: VN.0099NTC NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM (TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)

BÁO CÁO TỔNG HỢP KIỂM KÊ KHOA HỌC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGHỆ THUẬT LÀM GỒM CỦA NGƯỜI CHĂM
(TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)
(Tóm tắt)
I. Mục đích kiểm kê khoa học - Khảo sát và đánh giá hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở hai làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) và Bình Đức (Bình Thuận). - Nhận diện và hệ thống hóa dữ liệu về quy trình chế tác gốm (bí quyết chế tác gốm), tri thức dân gian về tự nhiên và vũ trụ (nhận biết và xử lý đất sét, cách nung gốm ngoài trời, cách dùng vỏ cây để tạo màu trang trí trên áo gốm…), lịch sử hình thành và phát triển làng nghề, các truyền thuyết về tổ nghề gốm, không gian thực hành nghề, các phong tục tập quán, nghi lễ liên quan đến nghề gốm… do cộng đồng cung cấp. Từ đó, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm nói chung và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm nói riêng.
II. Địa bàn kiểm kê khoa học
Địa bàn kiểm kê khoa học tập trung chủ yếu ở hai làng gốm Bàu Trúc và Bình Đức, cụ thể như sau: - Làng gốm Bàu Trúc (Palei Hamu Craok) gồm hai khu phố: khu phố Bàu Trúc và khu phố 12, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. - Làng gốm Bình Đức (Palei Gaok), xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
III. Phương pháp thực hiện kiểm kê khoa học
Phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin chủ yếu là phiếu kiểm kê, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, thống kê… theo quan niệm tôn trọng tiếng nói của cộng đồng trong việc đồng thuận với nội dung giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể do chính cộng đồng thực hành và trao truyền. 2 Các hoạt động kiểm kê khoa học và lấy ý kiến đồng thuận của cộng đồng về Nghệ thuật làm gốm trên địa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, về cơ bản gồm hai hoạt động chính: 1). Thực hiện kiểm kê khoa học (định lượng) ở hai làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) và Bình Đức (Bình Thuận); đồng thời kết hợp với phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm (định tính) các thợ gốm, nghệ nhân thực hành nghề gốmđại diện cho cộng đồng ở hai làng gốm. 2). Hoạt động lấy ý kiến đồng thuận của cộng đồng về việc lập Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm củangười Chăm trình UNESCO đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
IV. Tổng quan về tộc người và lịch sử nghề gốm của người Chăm ở Việt
Nam
1. Tổng quan về tộc người Chăm ở Việt Nam
Người Chăm là một trong những dân tộc thiểu số đã định cư lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam, có dân số khoảng 161.729 người, sinh sống trên nhiều địa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi người Chăm sinh sống lâu đời và tập trung đông nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển tộc người, dân tộc Chăm đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa đa dạng trên các lĩnh vực như: kiến trúc, điêu khắc, văn chương, ngôn ngữ, tín ngưỡng – tôn giáo, lễ h ội và làng nghề. Trong đó, có nghề làm gốm mamg bản sắc riêng và còn hiện hữu ở hai làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) và làng gốm Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận). Đây là hai làng gốm cổ ở vùng Đông Nam Á với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung độc đáo. Gốm Chăm được ngợi ca như một sản phẩm “ấm bàn tay con người”, mang tính độc bản cao với những nét văn hoá Chăm đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác.
2. Lịch sử nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam
Cũng như bao làng Chăm khác, sau một thời gian ly tán trong lịch sử, dân làng không biết làng mình có gốc gác từ đâu? Hiện nay người Chăm Bàu Trúc tự nhận là con cháu của Po Klaong Can - một quan cận thần của vua Po Klaong Garai (1151 - 1205). Dựa theo nguồn văn bản và lời người Chăm kể rằng: Chính Po Klaong Can 3 đã giúp dân Bàu Trúc chạy giặc, thoát khỏi cảnh lầm thang, đưa dân làng đến định cư ở cánh đồng “Hamu Craok”, chỉ ra mỏ đất sét, dạy dân làm gốm. Từ đó, người dân nơi đây coi vị Po Klaong Can là tổ sư của nghề gốm và lập hẳn một ngôi đền để thờ. Từ đó, cứ “mẹ truyền con nối”, nghề gốm Bàu Trúc còn bảo lưu đến ngày nay.
Đền thờ (danaok) của Po Klaong Can được dân làng Bàu Trúc đầu tiên xây dựng
sơ sài tại một gò đất giữa cánh đồng làng (tambok min). Năm 1967 đền này dời về
xóm cũ (palei klak) cách làng Bàu Trúc ngày nay 2 km về hướng Tây. Năm 2014,
đền xuống cấp, dân làng góp tiền xây lại mới. Đền có diện tích (10m x 8m) được kết cấu bằng ba vì kèo tạo thành hai gian, cửa chính hướng Đông. Gian bên trong rộng khoảng (3m x8m) là gian thờ chính, có bệ thờ Linga - Yoni bằng đá cao 0,5m. Bên trái bệ thờ (tính từ ngoài vào) có thờ nữ thần tên “Nai Hali Halang Tabang Mâh” (Po Nai) bằng phiến đá cao 0,4m. Trước cửa ra vào ở bên phải ngôi đền có thờ một tượng bò thần Nandin bằng đá (vật cưỡi của thần Siva). Sự thật, những tượng đá thờ trong đền Po Klaong Can có nguồn gốc từ di tích Lò Gạch (thuộc địa phận xã Phước Hữu - Ninh Thuận), nơi đền tháp Chăm bị Jawa đốt, sụp đổ vào thế kỉ IX2. Vào năm 1967, dân làng Bàu Trúc rước những hiện vật trên về đền Po Klaong Can để thờ đến ngày nay. Theo kết quả kiểm kê khoa học tháng 10/2018, có 89,4% Po Klong Can là vị tổ nghề gốm. Vị tổ nghề được người dân thờ phụng trong đền thờ (danaok) và được dân làng tổ chức cúng vào các dịp như: Lễ katé (tháng 7 Chăm lịch), lễ cúng đầu năm - Ngap yang kaok thun, Lễ cầu an - Yuer Yang (tháng 4 Chăm lịch)…
Như trên đã đề cập, cho đến nay gốm Chăm Bàu Trúc xuất hiện từ bao giờ chưa
ai xác định rõ? Người Chăm chỉ biết vị tổ nghề gốm là Po Klaong Can (thế kỷ XIII theo biên niên sử Chăm) đã giúp dân làng Bàu Trúc làm gốm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu những nhà khoa học nhận thấy, gốm Chăm Bàu Trúc vẫn còn lưu giữ nhiều đặc điểm tương đồng với gốm Sa Huỳnh cách ngày nay hai - ba ngàn năm, kể về kỹ thuật chế tác, sản phẩm và cách nung gốm ngoài trời… Vì thế gốm Bàu Trúc
1 Theo văn bản Chăm: Damnay Po Klaong Garai và Theo lời kể của cụ Đàng Tàu, 85 tuổi (đã mất) và cụ Trương Văn Ngọt, 82 tuổi ở làng Bàu Trúc – Ninh Thuận [Văn Món (2001), Nghề gốm cổ truyền của người chăm Bầu Trúc – Ninh Thuận, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 29 – 30].
2 H.Parmentier (1948), Describing the monument in Central Vietnam, EFEO, Paris, pp.89; R.C.
Majumdar (1965), Champa- Hindu Colonies in the Far East (book III - Insriptions Champa), Calcuta, pp.71. 4 thực sự là một nghề truyền thống lâu đời còn tồn tại cho đến tận ngày nay ở khu vực Đông Nam Á3.
V. Một số kết quả kiểm kê khoa học
1. Tên gọi di sản và nhận diện Nghệ thuật làm gốm của người Chăm
1.1. Về tên gọi của di sản Tên gọi của di sản được cộng đồng hai làng gốm Bàu Trúc và Bình Đức đều gọi là Palei gok glah.
1.2. Nhận diện Nghệ thuật làm gốm của người Chăm
1.2.1. Quá trình ra đời và tồn tại Gốm Chăm đã từng nổi tiếng trong lịch sử như gốm Sa Huỳnh (cách nay 3.000 năm) và gốm Gò Sành - Bình Định (thế kỷ 14 -15) nhưng không được phát triển liên tục mà bị gián đoạn trở thành phế tích. Đến nay, gốm Chăm chỉ còn sản xuất ở làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận), làng Bình Đức (tỉnh Bình Thuận). Theo kết quả kiểm kê khoa học tháng 10/2018, làng gốm Bàu Trúc có tất cả 731 hộ (trong đó có khoảng 28% số hộ gia đình làm gốm); làng gốm Bình Đức có 355 hộ (khoảng hơn 10% hộ gia đình đang làm gốm). Tổng số người thực hành các làng gốm hiện nay là 455 người (chiếm 8,2% số dân), trong đó, làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) có 300 người và làng Bình Đức (tỉnh Bình Thuận) có 155 người. Họ thường làm đồ gốm gia dụng (đồ nấu và đồ đựng) và gốm mỹ nghệ (trang trí và lưu niệm).
1.2.2. Cách thức và không gian thực hành di sản Các làng gốm Chăm, nhất là làng gốm Bàu Trúc, còn bảo lưu được không gian làng, tổ chức gia đình và xã hội theo chế độ mẫu hệ còn sót lại ở Việt Nam. Từ việc phân công lao động đến việc truyền dạy, lưu giữ những ký ức, kỹ năng, bí quyết trong nghệ thuật làm gốm đều do phụ nữ đảm trách. Nghệ thuật làm gốm Chăm là một tài sản được kế thừa trong chế độ mẫu hệ, là sinh kế của người phụ nữ trong gia đình và dòng họ.
3 Vũ Công Qúy (1991), Văn hoá Sa Huỳnh, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội; Trịnh Sinh (2018), Từ gốm Sa Hùnh đến gốm Chăm, Bài tham gia hội thảo quốc tế, Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm tại Ninh Thuận. 5 Theo kết quá kiểm kê khoa học tháng 10/2018, các thợ gốm và nghệ nhân làm gốm đa phần chọn truyền dạy nghề làm gốm tại nhà chiếm 65,4%, tiếp đến là truyền dạy nghề làm gốm tại nơi khác chiếm 25,3%, truyền dạy tại lớp tập huấn cho chính quyền tổ chức chiếm 7,4% và tại nhà người học trong làng/ cộng đồng chiếm 1,9%.
2. Đặc điểm và giá trị của Nghệ thuật làm gốm của người Chăm
2.1. Đặc điểm về nghệ thuật làm gốm Gốm của người chăm được tạo tác từ sự khéo léo, uyển chuyển, mền mại của bàn tay và cơ thể của người phụ nữ Chăm; mang dấu ấn sáng tạo cá nhân trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng. Đó là: - Do phụ nữ làm hoàn toàn bằng tay, di chuyển giật lùi vòng quanh sản phẩm (được đặt cố định) để tạo hình thay cho bàn xoay, không tráng men và được nung lộ thiên. - Nguyên liệu (đất sét, cát, nước…) khai thác tại chỗ. Đặc biệt đất sét ở làng Bàu Trúc được tái sinh theo chu kỳ sau vài ba năm khai thác tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao. - Dụng cụ làm gốm đơn giản do nghệ nhân sáng tạo dựa trên vật liệu tại chỗ như: vòng quơ, vòng cạo, vỏ sò, que cây, vải cuộn… - Sản phẩm gốm truyền thống của người Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ dùng cúng lễ, và đồ mỹ nghệ như: Chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok), hũ đựng gạo (khan brah) v.v… Các sản phẩm này mang tính độc bản và thể hiện rất rõ dấu ấn cá nhân.
2.2. Giá trị nghệ thuật làm gốm trong đời sống văn hóa cộng đồng
- Về chức năng xã hội: Làng gốm Chăm, nhất là làng Bàu Trúc, còn bảo lưu
được không gian làng, tổ chức gia đình và xã hội theo chế độ mẫu hệ còn sót lại ở Việt Nam. Từ việc phân công lao động đến việc truyền dạy, lưu giữ những ký ức, kỹ năng, bí quyết trong nghệ thuật làm gốm đều do phụ nữ đảm trách. Nghệ thuật làm gốm Chăm là một tài sản được kế thừa trong chế độ mẫu hệ, là sinh kế của người phụ nữ trong gia đình và dòng họ. Nghệ thuật làm gốm Chăm còn là cầu nối, tạo điều kiện cho phụ nữ Chăm có cơ hội giao lưu, trao đổi lẫn nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như 6 trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái. Từ đó, giúp phụ nữ Chăm nâng cao hơn nữa vai trò của họ trong xã hội hiện đại.
- Về chức năng văn hóa: Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm là loại hình di sản văn hóa phi vật thể; nơi thực hành và trao truyền kỹ năng, bí quyết, nghệ thuật tạo hình; nơi còn lưu giữ tri thức dân gian về tự nhiên và vũ trụ (như cách nhận biết và xử lý đất sét; cách nhận biết thời tiết; cách nung gốm ngoài trời; cách dùng vỏ cây để tạo màu trang trí…); là nơi lưu giữ nghệ thuật diễn xướng dân gian, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội; đặc biệt là nghi lễ liên quan đến vị Tổ nghề gốm Chăm (thần Po Klong Can)… Nghệ thuật làm gốm còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các bộ môn nghệ thuật khác như: trang trí, nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc, trình diễn, âm nhạc… Những vấn đề trên có chức năng quan trọng không những trực tiếp bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần lưu giữ và trao truyền di sản văn hóa dân tộc Chăm cho thế hệ mai sau. Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì kinh tế, bảo đảm đời sống dân làng; thúc đẩy sự phát triển xã hội; bảo lưu được thuần phong mỹ tục của xã hội mẫu hệ của người Chăm từ xưa đến nay, góp phần đắc lực vào việc lưu giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Việt Nam và một phần văn hoá khác (xã hội mẫu hệ, yếu tố gốm cổ) ở khu vực Đông Nam Á.
3. Trao truyền nghệ thuật làm gốm
Người nắm giữ, thực hành và trao truyền nghệ thuật làm gốm truyền thống của
người Chăm chủ yếu là phụ nữ. Những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm, nắm giữ bí quyết, kỹ năng, tri thức dân gian trong nghệ thuật làm gốm như: bà Đàng Thị Phan (67 tuổi), bà Đàng Thị Lực (62 tuổi) làng Bàu Trúc; bà Đơn Thị Hiệu (80 tuổi), bà Đặng Thị Hồng (47 tuổi) làng Bình Đức... Họ là những người đang thực hành và truyền dạy cho con em trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Truyền dạy theo hình thức “mẹ truyền con nối”; bằng biện pháp kể chuyện và dạy thực hành hàng ngày. Bài học chính mà nghệ nhân truyền dạy cho con cháu là kỹ năng, bí quyết: về nhận biết và khai thác đất sét; cách trộn và nhồi đất; cách sử dụng công cụ làm gốm; cách tạo màu bằng vỏ cây để trang trí gốm; cách tạo hình và nung gốm; và, trên hết là tinh thần chịu khó, cần cù lao động và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. 7 Theo kết quả kiểm kê khoa học tháng 10/2018, phần lớn các thợ gốm và nghệ nhân làm gốm chọn hình thức mẹ truyền dạy nghề làm gốm cho con cháu trong gia đình: 59% (249 lượt chọn), tiếp đến là hình thức con tự học nghề làm gốm ở nhà/ ở cộng đồng: 16,1% (68 lượt chọn), hình thức đưa con đến nhà nghệ nhân khác học nghề làm gốm: 3,6% (15 lượt chọn), hình thức đưa con đến học ở lớp truyền dạy làm gốm trong cộng đồng do Nhà nước tổ chức: 2,8% (12 lượt chọn), và bằng hình thức truyền dạy khác: 18,5% (78 lượt chọn) trong tổng số 422 lượt chọn của 344 phiếu khảo sát.
Đối với phụ nữ từ 25 đến dưới 55 tuổi đa phần đều tham gia phụ trách các khâu chính trong quy trình chế tác gốm như: Khâu tạo hình dáng gốm: 15% (343 lượt chọn), khâu tu sửa dáng gốm: 14,7% (336 lượt chọn), khâu làm nguyên liệu (ngâm đất, nhồi đất): 13,4% (307 lượt chọn), khâu trang trí gốm: 13,4% (308 lượt chọn), khâu phơi gốm: 13,7% (315 lượt chọn), khâu nung gốm: 13,4% (308 lượt chọn), và khâu bán gốm: 13,9% (318 lượt chọn). Chỉ khâu khai thác nguyên liệu (đất, cát, củi, rơm) là phụ nữ (từ 25 đến dưới 55 tuổi) tham gia phụ và chỉ chiếm 2,4% (56 lượt chọn) trong tổng số 2.292 lượt chọn của 354 phiếu khảo sát. Bên cạnh đó, đối với phụ nữ từ 16 đến dưới 25 tuổi phần lớn đều tham gia giúp mẹ trong các khâu làm gốm: 52,1% (271 lượt chọn), tiếp đến là vừa học ở trường, vừa giúp mẹ làm gốm: 28,7% (149 lượt chọn), và chỉ có một phần nhỏ là đi làm thuê (giúp kinh tế gia đình), đi học (phổ thông, học nghề) nên không tham gia giúp gì trong việc làm gốm với tỷ lệ từ 8,5 – 10% trong tổng số 520 lượt chọn trong 354 phiếu khảo sát. Việc truyền dạy và thực hành nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm đều xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân và hoàn toàn tự nguyện. Mỗi cá nhân đều được tự do học nghề, hành nghề; có quyền thành lập nhóm, câu lạc bộ. Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm thiên về kỹ năng, kỹ xảo và sáng tạo nghệ thuật nên không gây ra sự xung đột với phong tục, tập quán, văn hóa ở trong và ngoài cộng đồng. Những người thực hành gốm luôn có ý thức bảo tồn đặc trưng nghề nghiệp, văn hóa địa phương và luôn hướng đến cái chung, hài hòa khi tham gia các hội chợ, triển lãm cũng như giao lưu trình diễn… 8
4. Vai trò của cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật làm
gốm của người Chăm Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm được tiếp nối là nhờ sự duy trì của các gia đình, dòng họ tiêu biểu, có truyền thống làm gốm lâu đời, như: bà Đàng Thị Gia, Đàng Thị Phan, Đàng Thị Tám (làng Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận)… bà Đơn Thị Hiệu, Đơn Thị Chưa và ông Lâm Hùng Sổi (làng Bình Đức, tỉnh Bình Thuận)… Dù còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn giữ nghề và truyền dạy cho con cháu. Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nghề gốm là nghệ nhân, doanh nhân và trí thức trong làng. Họ đã nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới mang đặc trưng văn hóa Chăm; mở rộng thị trường. Tiêu biểu như ông Trượng Văn Ngọt, Đàng Năng Thọ, Đàng Xem, Đàng Năng Tự, Vạn Quan Phú Đoan, Đàng Thị Mỹ Tiên… Năm 2001, Trương Văn Món (Sakaya), quê làng Bàu Trúc đã xuất bản Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bàu Trúc - Ninh Thuận để giới thiệu về gốm Chăm.
Năm 2009, dân làng Bàu Trúc đóng góp 350 triệu đồng (16.000USD) để tu sửa
đền thờ Po Klong Can. Hàng năm, họ tự nguyện góp tiền, góp sức tổ chức cúng lễ Tổ nghề. Đây cũng là dịp dân làng tổ chức cho các thế hệ thi làm gốm, nâng cao tay nghề; trình diễn các điệu múa dân gian liên quan nghề gốm nhằm giới thiệu, quảng bá Nghệ thuật làm gốm. Truyền thông địa phương thường xuyên giới thiệu và quảng bá nghề gốm Chăm. Từ năm 2005 - 2017, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã ban hành 24 văn bản pháp lý, chương trình hỗ trợ làng nghề; mở 14 lớp truyền dạy nghề (407 học viên). Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm ở làng Bàu Trúc và Bình Đức đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Theo kết quả kiểm kê khoa học tháng 10/2018, phần lớn hiện trạng của nghề gốm hiện nay đang được thực hành cầm chừng và đang đứng trước nguy cơ mai một chiếm 63,4%; đang phát triển và mở rộng cầm chừng chiếm 33,6%. Trong đó, có 41,8% là nghề gốm ở hai làng gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và làng gốm Bình 9 Đức (tỉnh Bình Thuận) đang có nguy cơ mai một; khoảng 58,2% đang được thực hành nhưng hoạt động cầm chừng. Chính vì vậy, để duy trì và phát triển nghề làm gốm từ ý kiến cộng đồng thì hầu như các thợ gốm, nghệ nhân và người dân trong hai làng gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và Bình Đức (tỉnh Bình Thuận) đưa ra các giải pháp để duy trì và phát triển nghề gốm như: cộng đồng phải có ý thức gìn giữ nghề truyền thống (11,3%), mở lớp truyền dạy nghề gốm trong làng (10,9%), tiếp đến Nhà nước cần quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ cho vay vốn để làm gốm, tìm thị trường tiêu thụ gốm, chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân, chính sách thu hút khách du lịch về làng gốm… Tóm lại, mặc dù cộng đồng và chính quyền đã rất nỗ lực nhưng gốm Chăm vẫn chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường, khả năng thực hành di sản còn nhiều trở ngại do nguồn vốn hạn hẹp, năng lực quản lý cũng như nhận thức về thị trường, chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu… chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, khiến cho những nỗ lực trên không đủ để nghề gốm thoát khỏi nguy cơ mai một và biến mấ t. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam với các tên gọi và theo các quyết định sau của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, theo Quyết định số 2459/QĐ- BVHTTDL, ngày 20-6-2017. - Nghề làm gốm của người Chăm làng Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình,
tỉnh Bình Thuận, theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL, ngày 27-12-2012.
Tỉnh Ninh Thuận, ngày 31 tháng 1 năm 2019.
Người viết báo cáo
ThS. Đạo Thanh Quyến
(Trưởng Tiểu Ban kiểm kê khoa học)

Biện pháp bảo tồn: VN.0099NTC NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM (TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: VN.0099NTC NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM (TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)

Ảnh: VN.0099NTC NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM (TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)

Phim: VN.0099NTC NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM (TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)

Ghi âm: VN.0099NTC NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA NGƯỜI CHĂM (TỈNH NINH THUẬN VÀ TỈNH BÌNH THUẬN)