kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

DANH MỤC KIỂM KÊ

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh

    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là kết quả của sự sáng tạo ngẫu hứng, ứng tác thông qua hát ...

  • Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

    Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ...

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

    Thờ cúng Hùng Vương là nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam ...

  • Dân ca Ví – Giặm Nghệ Tĩnh

    Dân ca Ví, Giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh ...

  • Current
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn
  • kiemkedisan.dev1.d.webcom.vn

ZÙ SU – Lễ cúng dòng họ của người Hmông

Loại hình: Tập quán xã hội, nghi lễ

Không gian địa lý: Địa bàn sinh sống của người Hmông tại huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái.

Thời gian tổ chức: Từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch (theo quan niệm dân gian là mùa hoa lau đỏ nở cần cúng giải hạn cho các thành viên nam trong dòng họ).

Chủ nhân của di sản: Dân tộc Hmông cư trú tại địa bàn các xã, thị trấn của huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái. Thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao người Hmông ở Yên Bái gồm 4 nhóm chính là Hmông Hoa (còn gọi là Hmông lềnh), Hmông Đen (còn gọi là Hmông đu), Hmông Trắng (còn gọi là Hmông đơ) và Hmông Đỏ (còn gọi là Hmông si) với dân số khoảng hơn 55 nghìn người sinh sống chủ yếu ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên và Lục Yên.

Nhận diện di sản: Người Hmông sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, du canh du cư, mỗi lần chuyển cư các dòng họ đều bị xé lẻ và phân tán đi nhiều nơi, nên người Hmông đã tạo ra sự kiêng kỵ theo dòng họ để cho con cháu những đời sau có thể tìm lại được những người anh em. Với quan niệm như vậy nên đồng bào cho rằng những người Hmông có cùng một tín ngưỡng kiêng kỵ (nghi thức cúng ma) đều có thể là những người anh em cùng họ (tức cùng ma). Lễ cúng Zù su là nghi lễ giải hạn trừ tà ma, xóa bỏ những điều không tốt, rủi ro cho các thành viên nam trong họ, đồng thời cầu mong cho một năm mới mạnh khỏe, công việc làm ăn thuận lợi, canh tác, chăn nuôi được mùa, no đủ.

 Người Hmông quan niệm máu trong cơ thể mỗi người là vô cùng quan trọng nó đóng vai trò quyết định duy trì sự sống của con người cũng như các loài động vật. Từ góc độ tâm linh thì người Hmông quan niệm rằng máu tốt là do trong máu có những con ma tốt điều hành, ngược lại máu xấu do ma xấu thâm nhập, làm cho con người dễ làm những việc xấu, tâm không trong sáng, cơ thể ốm yếu, hoặc không may bị tai nạn cơ thể sẽ chảy nhiều máu và dễ dẫn đến cái chết. Nên họ tin rằng nếu được thầy cúng làm lễ để xua đuổi những máu xấu, ma xấu ra khỏi cơ thể để giữ lại máu tốt trong cơ thể mỗi ngườicó thể làm cho con người ta tâm trong sáng hơn, dễ dàng đón nhận phúc, lộc và loại trừ ma xấu.

Zù su được tổ chức 1 năm một lần. Toàn bộ nghi lễ và kiêng kỵ diễn ra trong hai ngày, nhưng công việc chuẩn bị được các thành viên trong họ bàn bạc từ mùa hội năm trước. Để lễ cúng diễn ra tốt đẹp mọi việc được ông trưởng họ và ban giúp việc phân công chi tiết cụ thể từng việc đến từng thành viên cũng như các gia đình.

Chủ cúng (tức gia đình tổ chức lễ cúng) được luân phiên cho các thành viên nam (chủ hộ) trong họ có thể do sự phân công của trưởng họ, cũng có thể do bốc thăm lần lượt hàng năm nhưng trên thực tế dù được phân công hay bốc thăm thì việc được nhận làm chủ lễ đó là một vinh dự lớn đối với gia đình.

Thầy cúng được các thành viên chủ chốt trong họ họp bàn và xem bói nhờ thần linh chọn thầy cúng - người sẽ trực tiếp thay mặt cho tất cả thành viên nam trong họ cầu cúng, dâng lễ khẩn cầu với ma nhà, ma tổ tiên… xua đuổi nhưng điều xấu, rủi ro, xin những điều tốt ban phúc cho cả dòng họ tổ chức lễ cúng này.

Lễ vật dâng cúng ma và thực phẩm tổ chức thiết đãi khách trong những ngày tổ chức lễ Zù Su là do tất cả các thành viên trong họ đóng góp bao gồm:

Ba cây lau đỏ, 1 bó hương, 1 thếp giấy bản, 1 con gà lễ, ít gạo lễ và tiền đóng góp. Số lượng cụ thể tùy theo quy định của mỗi dòng họ và điều kiện kinh tế của các gia đình tham dự.

Trong lễ cúng Zù su bao gồm một chuỗi các lễ cúng nhỏ như; Ủa ninh sau khấu tức lễ, gọi ma, Lấy đăng tức lễ tẩy trùng, Chúa đệ, Chúa cứ tỳ, Trua xú khấu, Sau Tâu, Mua cay plở, Lễ cuốn chỉ, Lễ cúng gọi mặt trời, Lễ thách đấu với thần Su….

          Thầy cúng được ông chủ lễ đích thân mời về để thay mặt cho tất cả các thành viên nam trong dòng họ tổ chức lễ cúng. Ông là người lập ban thờ ma, thực hành các nghi lễ, kêu tấu với thần linh, dâng cúng lễ vật, trình báo các việc của dòng họ với ma, để cầu mong thần linh về bảo vệ và che chở cho các thành viên trong dòng họ được khỏe mạnh, đoàn kết.

Kết thúc lễ cúng, bữa cơm cộng cảm được tất cả các thành viên trong họ tham dự và lo bàn việc cho lễ cúng năm sau.

Zù Su - lễ cúng dòng họ của người Hmông nơi vùng cao Mù Cang Chải là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thấm đượm giá trị nhân văn và mang đậm tính cố kết cộng đồng cao. 

Báo cáo kiểm kê về di sản: ZÙ SU – Lễ cúng dòng họ của người Hmông

Biện pháp bảo tồn: ZÙ SU – Lễ cúng dòng họ của người Hmông

Danh sách nghệ nhân tiêu biểu: ZÙ SU – Lễ cúng dòng họ của người Hmông

Ảnh: ZÙ SU – Lễ cúng dòng họ của người Hmông

Phim: ZÙ SU – Lễ cúng dòng họ của người Hmông

Ghi âm: ZÙ SU – Lễ cúng dòng họ của người Hmông